Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

Mỹ thuật Thời Nguyễn

Mỹ thuật Thời Nguyễn

Sau khi lật đổ triều đình Tây Sơn vào năm 1802, Nguyễn ánh lập ra vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân. Vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán. , không đặt tể tướng, không lấy trạng nguyên, không lập Hoàng Hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ Vua.
Nhà nước ban hành " Luật Gia Long " Để tăng cường chuyên chế. Bộ luật này gần như sao chép của Luật nhà Thanh. Vua củng cố sự độc tôn của Nho giáo, đặt " Thập điều" giao các làng xã giảng giải cho dân, củng cố việc thi cử để chọn người tài. Để hạn chế sự nhũng lạm, nhà nước cấp lương bằng tiền và gạo cho quan lại, còn ruộng thì hưởng theo phép quân điền. Nhưng chính sách đó vẫn chưa đủ vắn, nạn tham nhũng ngày càng gia tăng, đến nỗi nhân dân thời bấy giờ có câu ca dao:
" Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
"
Nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, dù vua đã xử phạt rất nặng hàng hoạt quan to nhưng vẫn không ngăn chặn được.
Bên cạnh việc tham nhũng của quan lại thì vấn đề bóc lột của cường hào và hương lý ở nông thôn cũng không kém phần trắng trợn. Ruộng tư tăng lên rất nhiều trong khi ruộng công còn lại quá ít. Cường hào và hương lý bao chiếm hết những chỗ màu mỡ còn dân thì chỉ còn lại những chỗ xương xẩu. Đã thế lại vỡ đê liên tục do Nhà nước thiếu quy hoạch chung trong việc đắp đê điều. Vậy nên nhân dân lại càng khốn khó, đói kém triền miên, nhiều nơi phải bỏ ruộng hoang đi phiêu tán.
Từ tình trạng khốn đốn đó, dân đã dẫy lên những cuộc khởi nghĩa liên tục ở Bắc và Nam, lan lên cả dân tộc ít người và miền núi xã xôi. Do nho giáo khủng hoảng, những nho sỹ thức thời (như Cao Bá Quát) cũng tham gia khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ nghĩa quân. ở đời Gia Long, những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ có khoảng 90 cuộc, đời Minh Mạng có khoảng 250 cuộc, đời Thiệu Trị khoảng 50 cuộc. Từ những nhìn nhận đó đã thấy nhân dân lao động thủa bấy giờ đã phải khốn khổ và bất mãn với triều đình như thế nào.
Về mặt công nghiệp, do đất nước thống nhất, hệ thống giao thông được quan tâm và do tiép xúc với phương Tây mà công nghiệp đã có bước tiến rõ rệt, tay nghề của thợ được nâng cao. Các làng nghề thủ công vẫn gắn liền với nông nghiệp nhưng vẫn phát triển hơn hẳn trước. Nhà nước độc quyền mua những sản phẩm và độc quyền ngoại thương, có mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhưng lại đóng cửa với phương Tây.
Nhà Nguyễn cầm quyền khi phương Đông đang trì trệ ở cuối mùa phong kiến, còn phương Tây đã bước vào CNTB và nhiều nước Châu á đã rơi vào ách thống trị của thực dân. Và nước ta cũng không phải là ngoại lệ, do mặt ngoại giao kém khéo léo, năm 1858 Pháp chính thức xâm lược nước ta. Với vũ khí thô sơ và chiến thuật lạc hậu, nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ và đến năm 1885 thì chính thức ký hàng ước chấp nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, kể từ 1885 chế độ quân chủ nhà Nguyễn đã chấm dứt về chính trị. Nhưng do Pháp cai trị nước ta theo chế độ phong kiến nửa thuộc địa nên dưới tính chất bù nhìn các vua nhà Nguyễn vẫn tồn tại đến tận cách mạng tháng tám năm 1945.
Tình hình xã hội trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển văn hoá nghệ thuật thời Nguyễn. Kinh đô Huế được xây dựng đàng hoàng to đẹp, nhưng việc xây dựng ở các làng quê có mở ra nhiều mà không lớn, không rầm rộ, được cái lan xa toả rộng. Bên cạnh đó văn hoá nghệ thuật truyền thống vẫn duy trì ở các làng xã, di duệ của mỹ thuật thời Nguyễn vẫn phát triển ngay ở Huế đến tận đầu thế kỷ XX.
Một trong những mặt đặc sắc của mỹ thuật thời Nguyễn là mỹ thuật cung đình Huế. Thời Nguyễn là vương triều gần dân nhất nên cung đình Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mỹ thuật cung đình Huế có rất nhiều nét đặc sắc nổi trội rất đặc biệt. Trước hết, chúng ta dần đi vào tìm hiểu kiến trúc kinh thành Huế
.
Gia Long lập vương mới và cũng xác định là lập kinh đô ở Huế cơ sở thành Phú Xuân ngày xưa và xê dịch mở rộng ra nhiều hơn. Kinh đô Huế có hoàng thành của triều đình và phố xá của nhân dân, đồng thời lại có các lăng tẩm của Vua và Hoàng Hậu ở vùng đồi thượng nguông sông Hương. Đây là nét mới khác với các kinh đô trước đó. Và đây cũng là nghệ thuật cung đình duy nhất của Việt Nam còn lại đến nay.
Kinh thành Huế có vị trí rất lý tưởng cả về phong thuỷ và khí hậu. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1804 do Gia Long điều hành khởi công, nhưng vẫn giản đơn và chưa bề thế về quy mô. Đến đời Minh Mạng đã quy hoạch lại rất nhiều trong hoàng thành, sửa sang cung điện.
Kinh thành Huế mang nặng tính quân sự, gồm 3 vòng thành gần vuông lồng vào nhau lệch về phía trước, cùng trên một trục chính từ núi Ngự Bình về vuông góc với sông Hương. Vòng ngoài là Phòng Thành, chu vi chừng 10km, mặt trước trên đường trục dựng kỳ đài, xung quanh trổ 10 cửa, có hào sâu bao quanh, bên trong có trụ sở các cơ quan của triều đình. Vòng giữa là Hoàng Thành trên đường trục có cửa chính Ngọ Môn, chu vi chừng 2500m, sát chân thành phía ngoài có hào sâu, ứng với các cửa có cac cầu xây gạch để ra vào, đây là nơi làm việc và sinh hoạt của triều đình và Hoàng Gia, đồng thời là nơi thờ phụng tôn nghiêm, có nhiều điện, nhiều miếu dành riêng cho Hoàng Gia. Khi thịnh nhất, trong hoàng thành có trên 100 công trình kiến trúc. Mỗi quần thể kiến trúc là một sự kết hợp hài hoà giữa nhà cửa với vườn cây cảnh tạo ra cả một phong cảnh kiến trúc, nó dàn ra trải rộng, chỉ có một vài điểm đột khởi như cửa Ngọ Môn và Hiển Lâm Các, song cũng chỉ cao vừa độ, không tách mình ra khỏi xung quanh mà luôn gắn bó với toàn cảnh. Ngọ Môn là cửa chính ở phía Nam của Hoàng Thành được xây dựng quy mô vào năm 1833, kiến trúc Ngọ Môn đồ sộ, hình khối vững chãi (dài 57,95m, cao 14,80m), phần dưới xây đá chắc, có 5 cửa lớn, bên trên là lầu Ngũ Phụng (5 con rồng), có 100 cột lớn đỡ bộ mái đồ sộ được tạo hình như " năm con phượng xoè cánh ". Mặt trước Ngọ môn là hồ nước, phía sau là hồ Thái Dịch cũng có một cầu lớn dẫn vào trong, gọi là cầu Trung Đạo. Hồ được thả sen, tạo nên một phong cảnh đẹp và hoành tráng.
Bên cạnh đó còn có các đền miếu, là nơi thờ các vua cha, được bố trí thành hai khu vực ở phía trước (tức là mặt phía Nam) của Hoàng Thành: Khu phía Đông có Triệu Miếu, Thái Miếu và khu phía Tây có Hương Miếu, Thế Miếu và Hiển Lâm Các.
Hiển Lâm Các là toà nhà duy nhất có cầu trúc 3 tầng, mang biểu tượng: Thiên, Địa, Nhân (Trời, đất, người) là một công trình rất đặc sắc trong tổng thể kiến trúc Huế. Cao 17 m là công trình cao nhất ở đây. Được tạo nên trên cơ sở bộ khung gỗ rất đẹp để đỡ các sàn và mái, 4 trục ở giữa vươn cao qua các tầng được liên kết với các hàng cột khác nhau bằng các xà ngang xà dọc các tầng đều có bộ mái dốc về 4 phía, xoè ra như một bông hoa. Được xây dựng vào năm 1821 đến nay đã trên 180 năm. Hiển Lâm Các vẫn đứng vững với dáng vẻ tao nhã, cân đối, nhịp nhàng, trở thành niềm kiêu hãnh của truyền thống kiến trúc Việt Nam.
Ngoài Phòng Thành là khu sinh hoạt của nhân dân, có phố xá và làng mạc, chủ yếu là hai bên bờ sông Hương, cũng có một số công trình Nhà nước như Nghinh lương đình, Văn miếu, Phu Văn Lâu, Đàn Nam Giao và đặc biệt nhất là Hổ Quyền, mang đậm tính dân tộc của kiến trúc thời Nguyễn.




Hổ Quyền được vua Minh Mạng cho xây vào năm 1830 ở chân đồi Long Thọ phía Nam bờ sông Hương, là nơi tổ chức các cuộc giao đấu giữa voi và hổ với chủ đích cho voi thắng hổ (voi được coi là con vật có ích, hổ là ác thú). Công trình được tạo dựng thấp sâu dưới mặt đất để người xem đứng trên bờ cao tránh nguy hiểm. Có khán đài dành cho Vua ngồi xem còn nhân dân đứng xem trên mặt tường bao quanh. Công trình đã 160 năm mà nay vẫn đứng vững.
Kiến trúc của cả kinh thành Huế nói chung cũng như từng công trình cụ thể nói riêng đều là những tác phẩm nghệ thuậ. Tất cả dàn ra, cân đối mà không lặp lại, gắn bó với nhau và hoà nhập với cảnh quan để nâng lên chân giá, chỗ thì trang trọng thâm nghiêm, chỗ thì thanh toát thơ mộng… tuỳ theo từng công trình và tính chất, yêu cầu của nó. Dù to lớn vẫn không đồ sộ để nạt nộ, mà giữ tỷ lệ vừa phải với con người - những nét đó rất phù hợp với điều kiện tâm lý và kinh tế của con người Việt Nam.
Từng đơn nguyên kiến trúc chỉ nhấp nhỉnh các đình, đền, chùa, ở các địa phương, nhưng - như điện Thái Hoà và Thế Miếu do kết cấu theo lối " trùng thiềm điệp ốc ", hai nhà song hành kề sát được gắn lại bởi dãy " trần mai cua " mà tạo ra một không gian thống nhất rộng cả hai chiều ngang và dọc. Hai toà nhà này, toà trong là chính điện có trần ván gỗ treo đèn kết hoa, toà ngoài là tiền điện thông lên tận mái để lộ ra cac bộ vì giả thủ như cánh tay giơ lên đỡ hoành và các ván liền ba đố bản chia ra các ô trang trí thi và hoạ xen nhau. Giá trị của nghệ thuật kiến trúc ở đây cho thấy một trình độ cao trong việc tạo dựng những bộ khung nhà đầy sáng tạo, những tỷ lệ và hình khối của các kiến trúc cung đình vừa hoành tráng vừa gần gũi.
Kiến trúc Huế có thân cao, mái ngắn hơn so với đình chùa ngoài Bắc nên có cảm giác nhẹ, không cần đến các hoa đao ở góc mái nữa. Mặt trước thường lắp thêm kẻ cổ ngỗng để kéo dài mái ra cái hiên làm không gian chuyển tiếp, khi không cần có thể bỏ mà không ảnh hưởng gì đến cấu trúc chung.
Những kiến trúc ấy bên cạnh khối hình còn được nghệ thuật trang trí bổ trợ cả màu và hình. Các cung điện đều lợp ngói ống hoặc ngói máng âm dương tạo thành những làn sóng đan xen nhau chạy dài từ bên này đến bên kia. Những mái ngói ấy đều được tráng men ngọc màu vàng hoặc xanh gọi là " hoàng lưu ly " hay " thanh lưu ly " làm cho cả bộ mái rực rỡ trong ngần, thanh tao, quý phái.
Các mảng tường cổ diềm và bớ nóc đắp cao lại được chia ra những ô hộc vuông và chữ nhật đan xen nhau. Trên các bờ nóc, bờ dải đắp và ghép các mảng sứ thành con dao, con rồng, con lân, con phượng… Với việc tạo hình những con vật linh ấy và kỹ thuật ghép mảnh, ghép gốm, các nghệ nhân xưa đã đưa nghệ thuật trang trí kiến trúc đạt tới trình độ cao, điêu luyện và tinh xảo. Men Pháp Lam cũng được đưa vào trang trí và nhất là để làm đám mây ngũ sắc đỡ mặt trời hoặc một bầu to có hình như nâm rượu ở giữa bờ nóc. Nội thất kiến trúc chính cũng phần nhiều được sơn son với nhiều hình trang trí thếp vàng, sang trọng và vui mắt. Và cùng với kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc với các tượng tròn và các bức chạm nổi, chạm lông bằng đá, bằng gỗ… phân bổ rải rác trong các cungd diện, các lăng mộ đều là những tác phẩm đạt tới các giá trị nghệ thuật cao.
Kiến trúc cung đình Huê, ngoài kiến trúc kinh thành còn có lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn cũng rất đặc sắc. Theo truyền thống các vua Lý, Trần, Lê khi mất đều được đưa về vùng quê cũ để an táng và xây lăng tẩm. Với các vua nhà Nguyễn, quê gốc là ở Thanh Hoá, nhưng Huế cũng vừa là kinh đô vừa là quê hương nhà Nguyễn. Các vua được an táng ở Huế cũng là trở về với quê cha đất tổ. ở thời Nguyễn mỗi vua có một lăng mộ và tẩm thờ riêng, kết hợp với nhau thành lăng tẩm chiếm một khuôn viên lớn, trong đó dựng bia " Thánh đức thần công " rất lớn để biểu dương công trạng.
Kinh đô Huế nằm ở Hạ Lưu sông Hương, cũng là ở phía mặt trời mọc, dành cho người sống. Thế thì thượng nguồn sông Hương nơi mặt trời lặn, sẽ là nơi dành cho người chết và lăng mộ được xây ở đó. Dựa theo thuyết phong thuỷ, mỗi lăng chiếm một quả đồi, nhưng thật ra chiếm cả một quần thể đồi núi xung quanh: có núi án ở trước mặt làm bình phong, có núi chắn ở hai bên làm tay ngai, và ngay sát trước khu lăng phải có ngòi lạch chảy lượn " chi huyền thuỷ " từ trái sang phải. Chẳng hạn lăng Gia Long có 36 ngọn núi châu vào, gồm núi Đại Thiên Thọ ở phía trước làm tiền án, mỗi bên sườn có 14 ngọn núi dăng hàng làm tay ngai " tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ ", đằng sau có 4 ngọn núi làm hậu án. Cả vùng rộng lớn trong mỗi lăng được gọi là " quan phòng " coi như rừng cấm.
Lăng Gia Long rộng tới 28km2, chiếm một vùng đồi rộng với bố cục rõ ràng và ý nghĩa sâu sắc. Điển hình cho các lăng tẩm ở Huế là 4 lăng của 4 vua đầu khi đất nước còn độc lập, tự chủ: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và tàn dư nghệ thuật Nguyễn là lăng Khải Định ở đầu thế kỷ XX. Dựa trên mặt bằng khuôn viên lăng có thể chia ra 3 dạng khác nhau.
Dạng thứ nhất là lăng Gia Long (1814 - 1820) và lăng Thiệu Trị (1848): hai khu lăng và tẩm tách riêng ra đặt sóng đôi, cùng nhìn một hướng. Mỗi khu lăng hoặc tẩm có một đường trục riêng, các kiến trúc cân đối với nhau ở hai bên trục, chạy hút về sau với độ sâu vừa phải. Bên lăng có Bái đình và các hàng tượng đá voi - ngựa - quan võ - quan văn ở hai bên chầu vào giữa, cao to bằng người và thú thật tận cùng là bửu thành với mộ vua, ngoài ra còn Bi đình và hai trụ biểu để biểu dương công đức và uy lực của vua. Bên tẩm chủ yếu là điện thờ, gồm hai nhà gắn nhau theo kiểu " Trùng thiềm điệp ốc ", trong đó bài vị, án thờ và đồ ngự dung lúc bình sinh. Trên tổng thể chung ấy, phần cụ thể ở mỗi lăng giải quyết theo một cách: lăng Gia Long ở bên trái, tẩm ở bên phải, Bửu thành vuông có 2 mộ đá vua và Hoàng Hậu song hành. Lăng Thiệu Trị thì ở bên phải, tẩm ở bên trái, Bửu thành tròn quây lấy núi đất có mộ ngầm bên trong. ở lăng Gia Long, Bi đình xây bên cạnh lăng, hai trụ biểu xây mái xà ở trên quả đồi bên kia hồ nước. Trái lại, ở lăng Thiệu Trị cả Bi đình và hai trụ biểu đều ở trước Bửu thành.
Dạng thứ hai là lăng Minh Mạng (1840 - 1843) và lăng Khải Định (1920 - 1931): Cả lăng và tẩm đều trên một trục, tạo độ sâu hun hút phần tẩm chen vào giữa, các kiến trúc đăng đối hai bên trục. ở lăng Minh Mạng, dọc theo đường trục, các độ cao thấp uốn lượn nhịp nhàng, tất cả trên 30 công trình, cứ hiện ra bất ngờ, luôn đổi mới. Ngay từ đầu, sau cổng lăng là Bái đình mênh mông với hai hàng tựơng trang nghiêm, tiếp đến Bi đình - trên nền cao đột khởi. Từng phần cứ ngắt ra, điẻm cao và khu trũng đan xen để tôn nhau, cuối cùng vượt ra hồ nước sang khu Bửu thành tròn chứa phần mộ là cấm địa. Cùng với kiến trúc, cây cao bóng cả và gương nước cứ hoà quyện, ấm cúng mà thiêng liêng.
Còn ở lăng Khải Định, tất cả cứ trườn lên sườn núi xa dần, lớp lang ngắt quãng dứt khoát, không hồ nước, không cây xanh, lớp sân trên cùng dàn ra những 4 hàng tượng, hai trụ biểu và Bi đình, để rồi chế ngự là điện Khải Thánh vừa là tẩm thờ, vừa là lăng mộ, còn đặt tượng đồng ngay phía trên lăng phần mộ, khu lăng này sùng bái chát liệu xi măng, trang trí ngoại thất đắp nổi nhiều hình xa lạ, nhưng các mảng tường nội thất được gắn kính sứ thành tranh phong cảnh tinh tế như vẽ và có độ mát dịu.
Dạng thứ ba là lăng Tự Đức (1864 - 1867): ở đây có gò đồi cao thấp lô nhô ở về một phía và hồ nước uốn lượn rộng hẹp ở về một bên, tất cả như một viên lớn có sự công bằng mà không đăng đối, các đường đi vòng vèo mở ra những bất ngờ liên tiếp. Hai phần chính là tẩm và lăng đặt cạnh nhau nhưng so le, và xen kẽ nhiều công trình dành cho người sống dạo chơi, xem hát, làm việc, nhà ăn, vườn nuôi hươu… Đặc biệt khu lăng quan tâm đến thế đăng đối để tạo thành không khí nghiêm túc, có những kiến trúc bất ngờ quá cớ như hai trụ biểu, như toà Bi đình với 8 bia cao nhất nước (cao 4m, rộng 2m). ở đây toàn cảnh quy mô, tổng thể phong phú có nhiều cây cối các loại cũng hoà với kiến trúc. Nhiều người đã nhận ra lăng Tự Đức có nhiều chất thơ, là sự thể nghiệm thành công một kiểu mô hình lăng tẩm mà cái sống với cái chết hoà hợp, thanh thản.
Trong sân Bái Đình của khu lăng mộ luôn nổi bật những tượng quan văn, quan võ, ngựa, voi và lăng Khải Định còn có nhiều tượng lính hầu. Trừ tượng ở lăng Đồng Khánh (1889) đắp bằng vôi vữa có dáng mảnh gầy, còn ở các lăng khác đều bằng đá là chất liệu điêu khắc ngoài trời, được làm theo quy định chặt chẽ, dáng nghiêm túc, chú ý nghiên cứu đến từng chi tiết, có tỷ lệ hợp lý giữa các bộ phận. Phần dưới bụng thú được cậy đục càng làm cho con vật rất thực. Tượng ở những lăng đầu (Gia Long, Minh Mạng) được tạo trau chuốt, hình chuẩn mực hoá rất sống động, sang giai đoạn muộn (Tự Đức) do không câu nệ vào tỷ lệ lại có vẻ vui lòng.
ở một số lăng, nhất là lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, trong tẩm thờ còn treo nhiều tranh vẽ trên mặt sau của kính. Có tranh đặt hoạ dỹ Trung Quốc vẽ theo tứ thơ của vua nhà Nguyễn, được vẽ tỷ mỉ, hoặc mua của dân gian Trung Quốc cũng có phần chi li, nhưng những tranh do người Việt Nam vẽ đã mang theo sự phóng túng với những mảng màu chân chất gần với tranh sình, tranh Đông Hồ, riêng ở vách gỗ đệm Ngưng Hy của lăng Đồng Khánh có 24 bức vẽ gộp lại thành bộ " Nhị thập tứ hiếu ", nhiều nhóm hình được sắp xếp theo kiểu đồng hiện, nét vẽ thanh toát lại gợi đến tranh Hàng Trống, có thể thuộc lần tu sửa năm 1916 - 1917.
Những thành tựu của nghệ thuật cung đình ở Huế đã được phát triển, nâng cao từ nghệ thuật truyền thống, nó quen thuộc nhưng tinh tế, gắn với triều đình nhưng cũng gần gũi với nhân dân, là trí tuệ của nghệ sỹ Việt Nam. Góp vào di sản văn hoá thế giới như đã được UNESCO xán nhận.
Bên cạnh mảng mỹ thuật cung đình ở kinh đô, mỹ thuạt thời Nguyễn còn phổ biến ở các làng xã - nhất là trên địa bàn văn hoá truyền thống miền Bắc đã có quy củ, và vẫn được duy trì ngay cả trong thời Pháp thuộc. ở đây có di tích do chính quyền địa phương chủ trương. Nhưng phần lớn là do nhân dân xây dựng, có một số làm mới, làm thêm, nhưng phần lớn là làm bổ sung vào công trình cũ.
Nhân dân ta với tín ngưỡng thờ tổ tiên trong gia đình, mở rộng ra cả nước với các anh hùng dựng nước và giữ nước, từ các thời Lý - Trần - Lê đã dựng nhiều đền thờ. Nhưng rồi với những biến động lịch sử, với sự tàn phá của thời gian đến thời Nguyễn nhiều di tích đã bị hư hỏng nặng, cần phải sửa, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. Nếu đền vua Đinh và đền vua Lê ở Ninh Bình dựng lại ở nửa sau thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX chỉ phải sửa chữa, bổ sung một số đơn nguyên vào các năm 1837 và 1843, thì đền vua Hùng (Phú Thọ), đền Hai Bà Trưng (Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc), đề Bà Triệu (Thanh Hoá), đền Đức THánh Trần Hưng Đạo (Hải Dương)… cả phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh mà điển hình là Phủ Giày (Nam Định) đều được xây lại hoàn toàn, có quy mô lớn, lớp lang rõ ràng, chú ý tiểu cảnh, gắn bó mật thiết với môi trường.
Cùng với đền miếu là lăng mộ các bậc đế vương được triều đình Huế cho điều tra, xác minh và sửa sang, đặc biệt là sựng bia mộ. Theo sứ cũ thì từ thời Trần về trước chưa có lệ dựng bia ở lăng mộ, do đó qua thời gian dễ bị thất lạc. Trong đống bãi đổ nát, nhà Nguyễn sau khi tìm hiểu đã đắp mộ dựng bia, có khi còn trồng cây xây nhà cho thuỷ tổ Kinh Dương Vương (Bắc Ninh), cho các đế vương xưa từ Phùng Vương và Ngô Quyền (Hà Tây), Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành (Ninh Bình) đến tập thể các vua nhà Lý (Bắc Ninh) và từng vua nhà Trần (Quảng Ninh). Tư thời Lý mộ vua được dựng bia cao to, nhưng rồi bị mưa nắng bào mòn như ở lăng Lê Uy Mục (Bắc Ninh) cũng được nhà Nguyễn cho khắc thêm để định vị. Những lăng mộ trên tuy thuộc vào hàng đế vương song rất đơn giản , còn cả sự hoang vu tự nhiên, thực sự là nghệ thuật dân gian.
Làng quê cho đến thời Nguyễn phần nhiều đã có diện mạo văn hoá rồi, song do các hoạt động cúng tế, hội lễ và cả chè chén nên đình làng được mở rộng mà thường được xây thêm một số đơn nguyên nữa: Trong mặt bằng khuôn viên đình làng, nếu Đại Đình (và nhiều nơi cả Hậu cung) đã có từ thế kỷ XVIII về trước, thì ở thời Nguyễn thường dựng thêm các toà Tiền tế và Tả - Hữu vu, do đó làm cho quần thể trở nên đông đặc, đăng đối. Một số làng hoặc chưa có đình, hoặc đình cũ hư hỏng nặng, thời Nguyễn đã làm lại hoàn toàn, như các đình Tam Tảo (Bắc Ninh), đình Mông Phụ (Hà Tây), đình Yên Đông (Quảng Ninh)… Rất nhiều chùa cũng được sửa chữa lại, đặc biệt làm mới hoàn toàn như chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Nhiều đền thần như đền Quán Thánh và đền Ngọc Sơn (Hà Nội) đều là thành tựu kiến trúc thời Nguyễn dựng trên nền kiến trúc xưa.
Những kiến trúc được dựng ở thời Nguyễn do thuộc những làng phát đạt, nên quy mô khá lớn và rất lớn như đình Tam Tảo và đình Yên Đông ít nơi sáng kịp. Những kiến trúc ấy nói chung bộ khung thường dùng những bô phận gỗ thon thả hơn trước, các hoành thường xe vuông, hay dùng cốn mê ván mỏng do đó trang trí chủ yếu chạm nổi, các bộ phận muốn nhô cao (như đầu rồng, lân, phượng đều làm ngoài rồi mới chắp vào vẫn gây ấn tượng như chạm lông mà không tốn gỗ. Đề tài này bây giờ ở cả đình - đền - chùa tghường thu vào các bộ Tứ linh (rồng, phượng, lâm, rùa), Tứ quý (bốn mùa) hay bát bửu (tám vật quý), đôi khi theo tích chuyện như cờ lau tập trận, cầu hiền, trích đoạn Tây du ký… Tất cả được diễn tả bằng những nét mảnh mai với nhiều chi tiết vụn, gần với đồ mỹ nghệ, đòi hỏi một sự tinh khéo.
Mỹ thuật dân gian bên cạnh kiến trúc còn có mảng tượng thờ không kém phần đặc sắc. Nếu ở giai đoạn trước tượng thờ thường chỉ ở các chùa, quán, hạn hữu mới có ở đền, thì sang thời Nguyễn tượng thờ ở các chùa được bổ sung, ở đền tăng cường và đôi khi có cả ở đình nữa.
Trong chùa thời Nguyễn, phật điện đông đúc hẳn lên. Các đề tài vốn đã ổn định từ trước nay càng được khẳng định như các bộ Tam Thế, Di Đà tam tôn, Hoa Nghiêm tam thánh… Tượng Tuyết Sơn và tượng Di Lặc thời trước còn rất hiếm thì nay đã phổ biến và thường được bày thành một hàng ngang (chứ không phải ở chùa Tây Phương thờ Tây Sơn bày theo hàng dọc). Tượng Thích Ca sơ sinh bây giờ không chỉ làm pho tượng chính, còn làm thêm 9 con rồng chầu quanh để có tên mới là tượng Cửu Long, tên đó lại có rất nhiều tượng nhỏ bày thành một phật điện hoàn chỉnh nhất nhưng lại cũng mang đậm tính mỹ nghệ hơn là mỹ thuật. Tượng Ngọc Hoàng cón thấy đã có từ thời Mạc, nhưng cũng thật hiếm hoi, thì đến thời Nguyễn lại được làm rất nhiều và còn có cả Nam Tào - Bắc Đẩu thành cả bộ đầy đủ. Tượng Quan Âm toạ sơn được làm thêm nhiều. Các tượng Đức Ông và Thánh Tăng cũng ở thời Nguyễn thường có khoá áo ở vai bên trái. Trong các đền xưa, các anh hùng thường chỉ được thờ bằng bài vị thì nay nhiều nơi đã tạo tượng để thờ. Một loạt tượng ở đền Gióng, đền Hai Bà Trưng, đền Vua Đinh, đền Vua Lê, đèn Đức Thánh Trần… đều được làm thêm ở thời Nguyễn. Với xu hướng hiện thực, các nghệ sỹ thời Nguyễn làm tượng thường lớn bằng người thực, còn gắn mắt kính và cắm râu làm bằng cước hoặc sợi đồng trông như thực. Thêm vào đó là những hình trang trí vụn vặt, những hoạ tiết rậm rối, những đường nét cỏ lả.
Trong các Phủ và điện Mẫu trong nhiều chùa, đến thời Nguyễn đặc biệt phát triển, có thể trong hoàn cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phải đề cao tín ngưỡng dân tộc để làm đối trọng với Thiên Chúa Giáo đang có nguy cơ bành trướng, thì các bộ tượng Tam Toà Thánh Mẫu, Tứ Phủ, rồi cả các bộ tượng Ông Hoàng, Bà Chúa, các tượng Cậu, tượng Cô đều không thể thiếu, nhưng thường làm theo công thức, ít sáng tạo. Tất cả các tượng thờ trên đây, do một lối quan niệm hiện thực là hiện trạng tự nhiên nên tượng ở thời Nguyễn thường " giống như thật " làm cho tượng cứng theo công thức, rối như tự nhiên. Có chăng chỉ tượng các tổ chùa ở thời Nguyễn rất phổ biến, xuất phát từ mẫu người thực nên yêu cầu " giống " làm cho tượng mang chất chân dung, có đặc điểm nhận dạng và cá tính nữa, lại khiến cho nhiều tượng rất sinh động.
Mỹ thuật thời Nguyễn còn một mảng nữa cũng rất đặc sắc về nghệ thuật, đó là mảng tranh cổ. Tranh thờ và tranh dân gian đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng do bị thời gian huỷ hoại nên ít có bản cổ còn lại. Tranh thờ sớm nhất hiện còn có thể thuộc cuối thế kỷ XVIII, nhưng chắc chắn hơn là ở thế kỷ XIX. Nếu ở đền Độc Lôi (Nghệ An) có 14 bức trong đó được nhắc nhiều là " Ngoại quốc đồ ", " Học hiệu đồ ", " Văn quan vinh quy đồ ", " Võ quan vinh quy đồ "… là những tranh truyện có nội dung, được diễn tả theo sách vở, gắn nhiều hơn với thời Lê Trung Hưng, thì các bộ tranh thập điện Diêm Vương có ở một số chùa, vẽ riêng mỗi điện thành một bức trên giấy, vải, hay vẽ gôph 5 điện vào một bức trên ván gỗ lại có nhiều khả năng thuộc thời Nguyễn được vẽ theo lối đồng hiện vừa cảnh Diêm Vương cùng phán quan xét công luận tội ở phía trên, vừa cảnh các tội nhân bị quỷ sứ tra tấn dã man ở phía dưới. Các nhân vật được diễn tả theo quan hệ xã hội chứ không theo khoảng cách xa gần, người có vai vế được vẽ to ở chính giữa, ở hai bên, sau đó nhỏ dần, chuyển sang hai bên, các tội nhân ở dưới cùng và bé tý. Một số tranh Phật, tranh Bồ Tát cũng được vẽ, có lẽ dùng để thờ thay tượng ở các điện hoặc chùa nhỏ hẹp mang tính tư nhân.
Tranh được vẽ ở trên ván cũng còn ở đôi nơi, trong đó thường nhắc đến Bồ Tát tiên ở Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) gồm hai bức, mỗi bức 8 cô đang đứng trên mây biểu diễn các nhạc cụ khác nhau, dàn ra hàng ngang, song hành, không che khuất nhau, có thể liên tưởng đến tranh tố nữ của Hàng Trống.
Mỹ thuậ thời Nguyễn là mỹ thuật của giai đoạn cuối mùa quân chủ, từng có lúc bị bỏ qua và bị bỏ quên. Nhưng nghệ thuật cung đình Việt Nam chỉ đến thời Nguyễn và chỉ ở Huế mới còn, là tinh hoa sáng tạo của trí tuệ một thời. Là cung đình nhưng không xa dân, có ảnh hưởng phương Bắc nhưng đã dân tộc hoá, lại đi lên từ vốn truyền thống dân gian, để mang vẻ đẹp Việt Nam đích thực. Trong khi đó, ở các làng quê dòng dân gian đã có sức sống vẫn cứ tồn tại và phát triển, tiếp tục xây dựng diện mạo văn hoá truyền thống, không sắc sảo như giai đoạn trước, nhưng bình dị và do đó càng bình dân./.

Mỹ thuật thời Tây Sơn

Mỹ thuật thời Tây Sơn

Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra năm 1771 lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. Năm 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi lập ra triều đại mới: Tây Sơn. Nhà Tây Sơn chỉ tồn tại trong vòng 14 năm song có nhiều biến động về lịch sử xã hội. Đó chính là những biến động trong nước trên các lãnh thổ nhà Tây Sơn - mà tiêu biểu là thời Quang Trung và đời tiếp theo là Quang Toản.
Những năm 1788 - 1789 dân tình đói kém. Quang Trung ra chiếu " khuyến nông " - xã hội đi vào ổn định, về đối ngoại tuy có nhiều hạn chế song đương thời không những nhà Thanh mà nhiều quốc gia láng giềng vị nể.
Chỉ trong 14 năm nắm chính quyền nhà Tây Sơn đã có nhiều đóng góp to lớn không những cho sự ổn định xã hội mà còn tích cực xây dựng một nền mỹ thuật khá độc đáo và riêng biệt.
Cũng như các triều đại khác luôn chú trọng việc xây dựng kinh đô, nhà Tây Sơn chọn Phú Xuân làm nơi xây dựng kinh thành sớm ổn định vững chắc cho việc điều hành triều chính. Đây là nơi mà địa hình thuận lợi, xung quanh có 4 đầm nước, năm lần hồ, địa thế 3 lần long sa, đằng trước là quần sơn chầu về la liệt, thu nước bên trái, vật lực thịnh giàu. Với một địa thế như vậy, kiến trúc xây dựng ở đây càng mang đậm nét riêng. Xây dựng nhiều phủ điện ngya nga rực rỡ, chạm khắc vẽ vời khéo đẹp vô cùng. Tường được trang trí bằng sành sứ thành rồng - lân - phượng - hổ và hoa cỏ. Ngoài ra còn có những bộ tranh lớn độc đáo và sinh động như bộ tranh 8 bức liên hoàn vẽ 100 em bé để trang hoàng trong cung điện.
Kiến trúc kinh thành Phú Xuân rất có giá trị, tuy nhiên di vật còn lại đến nay rất hạn hữu. Một trong số đó có chùa Thiên Mụ - nơi lưu giữ hiện vật thờ
i Tây Sơn. Nơi đây hiện còn lưu giữ 11 chiếc vạc đồng và nhiều hiện vật khác.
Bên cạnh kiến trúc kinh thành, nhà Tây Sơn đã chủ tâm kế thừa, bổ sung và phát triển mảng kiến trúc tôn giáo. Tuy sự ổn định về văn hoá thời nhà Tây Sơn diễn ra trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, mặc dù vậy mỹ thuật ở mảng này cũng có nhiều kết quả đáng ghi nhận: Chùa Kim Liên (Hà Nội) - 1792 - Chùa Tây Phương (Hà Tây) - 1794. Đền Vua Bà (Nghệ An) - 1798. Đình Niên Xá (Bắc Ninh) - 1800, Đình Phong Cốc (Quảng Ninh) - 1800…
Tôn giáo gia nhập vào Việt Nam lâu đời tạo niềm tin vào cuộc sống cho nhân dân Việt. Tấm lòng người Việt luôn mang trong mình truyền thống hiếu đạo, tôn trọng tất cả những giá trị tâm linh. Bởi thế chùa chiền đền quán được xây dựng rất nhiều và từ lâu đời. Đây không những là chỗ dựa tinh thần cho con người mà kiến trúc của nó cũng làm ta nể phục bởi tài nghệ của nghệ nhân đương thời, chùa Kim Liên là một ví dụ. Đây là ngôi chùa vốn đã có từ trước qua thời gian và chiến tranh đã bị tàn phá và hư hỏng nay sang thời Tây Sơn được dựng lại hoàn toàn. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XVIII, khác với kiểu chùa " Tram gian " Nội Công - Ngoại Quốc ở giai đoạn trước, có sự vây bọc kín, chùa thời này có sự thoát khỏi khuôn viên, tường bao bọc, mà hoà nhập vào thiên nhiên bằng cách dùng các vườn cây vườn cảnh bao bovj hoà trộn không gian chùa, các toà chùa cũng có sự khác biẹt. Một trong những kiến trúc độc đáo duy nhất thể hiện nét riêng cho kiến trúc thời này là khu Tam Quan chùa Kim Liên.

Cùng thời với các toà chùa khu Tam Bảo, nét riêng ở đây là: dàn ra ba cửa, cửa giữa cao rộng hơn 2 cửa bên, tất cả chỉ có một hàng cột, toàn bộ sức nặng truyền xuống đất chỉ thông qua bốn cột dựng trên một đường thẳng thế mà đứng vững ngang nhiên trong nhiều cuộc đối đầu với gió bão. Ngoài ra các vì đỡ nóc là những con đường chồng đè xuyên qua cột được trang trí rồng mây, cả tầng trên của cổng giữa và tầng dưới của hai cổng bên. Đèu có mái toả về bốn phía và do đó có 8 hoa đao uốn cong vồng lên xum xuê bay bổng.
Đây là một thành công lớn cả trong tính toán kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật.
Bên cạnh đó khu Tam Bảo của chùa Tây Phương cũng là một kiến trúc đặc biệt độc đáo. Một điều đáng nói là khu Tam Bảo của chùa Tây Phương và chùa Kim Liên đều rất giống nhau: Gồm 3 toà nhà song hành thẻo kiểu chữ Tam ((). Đây là một sáng tạo của thời Tây Sơn, nhưng xung quanh xây tường và lắp cánh cửa bao quanh lại theo chữ Công (I) là kiểu truyền thống vốn phổ biến từ nhiều thế kỷ trước (Thế kỷ XV) nhưng nét độc đáo ở chỗ khi những cửa khép lại, tổng thể đóng kién theo chiều ngang song, chiều dọc vẫn mở luôn đón nắng gió làm cho nội thất thông thoáng và được chiếu sáng. Khoảng sân hẹp song cũng đủ rộng để xây bể nước vừa làm gương hắt sáng vừa đảm bảo độ âmr trong chùa.

Cả 3 toà chùa đều dựng theo lối chồng diêm với nhau tầng mái xoè ra bốn phía xung quanh tất cả có 24 lá mái và 24 hoa đao. Cứ trùng điệp nhấp nhô, lặp lại mà đổi mới. Phần cổ diềm lắp ván cờ đồng nhìn bên ngoài như hai tầng song nột thất thống nhất một khối từ nền đến nóc tạo không gian thuận lợi cho việc bày tượng. Phần thân chùa trừ phía trước lắp cánh cửa, phần còn lại xây tường gạch Bát Tràng, nung già, mạch dày, để mọc như mảng kẻ ngang trang trí, trong đó mỗi mảng tường lại trổ cửa tròn " sắc - không " gồm nhiều vòng tròn đồng tâm, nửa đặc, nửa rỗng đan xen tạo mới vuông tròn đối đã và cũng là cách lưu thông không khí trong - ngoài.
Vào bên trong, bộ khung chùa gồm những thành phần phải ưa nhìn gắn bó nhau bằng mộng mẹo xít xao, chủ yếu bào trơn đóng bén xoi giờ chạy chỉ, nhưng vấn giành tỷ lệ cần thiết để trang trí ở các mặt bẩy.
Hai toà chùa trước và sau giống nhau về quy mô 3 gian 2 di về kích thước và cũng giống nhau về cả đề tài trang trí loại hoa lá nhiều thuỳ như lá ngô đồng, lá đu đủ hau thầu dầu, với hoạ tiết vừa rắn thật mạnh mẽ mà mềm mại.

Đặc biệt là toà chùa giữa lại ngắn hơn (1 gian 2 dĩ) nhưng lại rộng hơn và cao hơn thì trang trí cũng khác hơn gồm hỏ phù - rồng - phượng, các đấu kê cột và đôi giường đều làm thành đoá sen nở rộ các dép đỡ hoành đều làm như con thuyền.
Không như các thời trước kiến trúc tôn giáo đền chùa luôn lộng lẫy trang hoàng, các nghệ nhân thời Tây Sơn đã đưa nghệ thuật vào bên cái trang hoàng lộng lẫy thành một thể kiến trúc thống nhất tạo sự trang nghiêm mà gần gũi giản dị nhưng vẫn mang rõ nét riêng độc đáo cho triều đại mình.

Kiểu kỹ thuật chạm nổi vừa phải tạo đường néy uốn lượn tươi mát hình rõ ràng nền thoáng… tất cả tạo nên cảm giác thanh thản, tranh nhã khác với sự cứng cỏi thời trước và sự vụn rối ở giai đoạn sau.
Mỹ thuật Tây Sơn còn nổi trội bởi các tác phẩm điêu khắc mà tiêu biểu là tượng tròn. Nó mang nét riêng khắc hẳn tượng các thời khác. Mặc dù những tác phẩm này không hề ghi rõ niên đại vẫn xác định được đó là của thời Tây Sơn.
Thời này đã để lại một số lượng tượng đáng kể: 18 vị tổ kế đăng; 8 vị kim cương; thái tử Vi Đà, bộ tượng Di Đà tam tôn, Di Lặc tam tôn, Tuyết Sơn… ở chùa Tây Phương. Với phong cách độc đáo kết hợp với đường nét hoa văn trang trí kiến trúc đặc biệt phù hợp với tinh thần xã hội rạng rỡ mà điêu khắc có một ấn tượng riêng mà lạ. Nổi trội là tượng chùa Tây Phương như:
Tượng Tuyết Sơn đây là tượng Thái Tử Thích Ca Mâu Ni tượng truyền rời bỏ kinh thành lên núi cao có tuyết phủ để tu hành khổ hạnh quên thân mình tập trung suy tư. Tượng Tuyết Sơn ở thời này được diễn tả theo lối khác, bình dị hơn so với tượng Tuyết Sơn. Chùa Bút Tháp ở thế kỷ XVII. Đây là một ông già Việt Nam ở các làng quê mình dầy đét, bộ xương trên thân, mình nhiều hốc lõm, với đường nét quằn quại… tất cả đều biểu thị cái chết vật chất. Khối đầu có nhiều hốc lõm trên khuôn mặt nhưng hộp sọ tròn căng tập trung suy tư chứa chất cái sống tinh thần dồi dào. Tượng ngồi lặng yên, trầm tư mà cọ sự vận động nội tâm rất lớn.

Hay như hệ thống Tổ Tế Đăng là những người nối tiếp nhau thắp sáng ngọn đuốc tuệ Phật giáo. Từ sau khi Đức Phật Thế Tôn nhập niết bàn theo lịch sử Phật giáo có 28 vị Tổ Tây Thiên và tiếp theo là 6 vị Tổ Đông Đô nhưng ở chùa Tây Phương chỉ có 18 vị Tây Thiên. Trong đó tượng Xà Da Đa mang nét riêng biệt làm ta dễ cảm nhận cuộc đời nghèo túng đau khổ, tai dài kéo xuống gần tới vai, mặt mang dáng vẻ bi thương, ngồi tĩnh toạ, bụng phệ một tay cầm liên ấn, tay kia buông xuôi, tư thế điềm đạm mà mang nét bi sầu thể hiện rõ trên khuôn mặt. Như hình hài được nghiên cứu giải phẫu gắn với tâm lý rất kỹ, lại được bày theo nhịp điệu mà không theo thứ tự nên thoáng hoạt.

Các tượng chùa Tây Phương mang tính tượng chân dung nó làm toát lên vẻ người thực. Ví như các tượng Kim Cương là những thiên tướng có nhiệm vụ bảo vệ Phật giáo do đó mang tư cách hệ pháp. Là chàng thanh niên tráng kiện, có trang bị vũ khí là một cây gươm, tượng trong thế võ, hùng dũng, quả quyết mà đằng đằng sát khí nhưng vẫn mang được vẻ đôn hậu nhân ái. Y phục, võ quan nhưng dưới bàn tay của các nghệ nhân đương thời trở nên mềm mại, các dải và nép áo bay lượn trang trí nhiều mà không rối, các mảng chảy sóng mượt tạo cảm giác như người thật.

Bên cạnh những tượng tròn thờ một thành tựu của nghệ thuật điêu khắc thời Tây Sơn là chững quả chuông rất lớn được đúc bằng đồng, trống đồng dáng cân đối, nhiều chuông có quai có hình một con rồng hoàn chỉnh vui mắt, khắc chữ sắc gọn.
Một tác phẩm điêu khắc khổng lồ của mỹ thuật Tây Sơn là tượng Thánh Trấn Vũ ở đền Cư LInh. Tượng ở thế ngồi còn cao tới 3,8m, chỗ rộng nhất giữa hai đùi tới 5,9m nặng chừng 4000kg. Dù được tham khảo tượng cùng tên ở đền Quán Thánh (Hà Nội) đúc ở nửa sau thế kỷ XVII thì vẫn là một kỳ công của điêu khắc và của kỹ thuạt đúc đồng. Tựơng thể hiện một đạo sỹ, tay bắt quyết lại được phù trợ bởi con rắn quấn quanh lưỡi kiếm chống trên lưng rùa tạo sự huyến bì linh thiêng.

Mỹ thuật Tây Sơn xứng đáng là một nền mỹ thuật đặc sắc riêng biệt, chỉ với một thời gian rất ngắn song mỹ thuật Tây Sơn đã thực sự làm giàu cho nghệ thuật dân tộc. Nó không những kế thừa, phát huy những nền mỹ thuật của các triều đại cũ mà còn phát triển mảng mỹ thuật đặc sắc riêng thể hiện đặc trưng cho triều đại mình và tạo tiền đề cho mỹ thuật thời sau phát triển.
Nó hoàn toàn xứng đáng là một giai đoạn riêng rất riêng, làm cho con người đời sau thán phục./.

Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng

Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng

Mỹ thuật thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn phát triển. Tuy giai đoạn này được coi là trì trệ của xã hội Việt Nam do sự khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của xã hội phong kiến. Nhưng vì thế mà mỹ thuật thời kỳ này nhờ thế mới phát triển đến đỉnh cao, nhất là về các công trình kiến trúc - điêu khắc tiêu biểu thuộc các loại hình chùa - đình - đền - lăng mộ với các chất liệu gỗ - đá - đồng đều phát triển đến đỉnh cao.
Lê Trung Hưng là giai đoạn lịch sử khá dài, trong sự khủng hoảng trầm trọng, sâu sắc và toàn diện của chế độ phong kiến, giữa văn học và nghệ thuật lại đi theo những hướng khác nhau và những bức xúc của xã hội đã thúc đẩy nhà văn, hoạ sỹ sáng tác, do đó sự phức tạp của lịch sử đã ảnh hưởng tới nền mỹ thuật.
Về nghệ thuật Phật giáo thì thời Lê Trung Hưng khá phát triển.
Sự phục Hưng Phật giáo nếu ở thời Lê Sơ bị chững lại và bị thu hẹp thì thời kỳ này lại phát triển rõ rệt. Cùng với các tăng sư người Việt và lúc này một số thiền sư danh tiếng ở Trung Quốc cũng sang ta hành đạo. ở đằng ngoài cũng như đằng trong xã hội đã ổn định và nền văn hoá đã tạo dựng được một truyền thống riêng. ở đằng trong tuy là vùng đất mới, văn hoá Việt còn ở giai đoạn đầu và các chúa Nguyễn đã tiếp nhận sự nhập cư của từng đoàn người Hoa vì thế Phật giáo Trung Quốc cũng theo đường vòng phát triển vào nước ta. Với sự thâm nhập của các phái Thiền tào Đông và Lâm Tế từ Trung Quốc tràn sang, với tình hình chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài nhiều quý tộc tìm đến cửa Phật cầu cứu, tất cả đã dẫn đến việc xây dựng hoặc làm mới lại được hàng loạt chùa.

Điển hình cho việc tu sửa là ở chùa Côn Sơn, chùa Côn Sơn vốn có từ thời Trần tất cả gồm 83 gian nhà 385 pho tượng. Làm thêm các tượng Quan Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, bộ tượng hộ pháp khuyến thiện. Trừng ác, bộ tượng tam thế, 3 pho cô hồn, 1 pho Sơn Thần và Trùng tu 18 pho tượng Phật ở Thượng Điện.
Việc xây dựng còn đang dở dang thì năm 1740 Trịnh Doanh lên ngôi chùa, đã ra lệnh bãi bỏ hết việc xây dựng các chùa Quán Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hoa Long, Tử Trầm và Tây Phương.
Bên cạnh những chùa Quán quy mô của triều đình, trong nhân dân cũng có việc sửa chữa chùa làng nhưng quy mô nhỏ chỉ nói tới ở bia chùa.
Bi chùa thời Lê Trung Hưng ở những năm đầu thế kỷ XVII còn tiếp thu nhiều nét của via thời Mạc. Viền xung quanh không thể thiếu hoa dây tay mướp leo, để rồi từ những ngọn mướp leo ấy mà thể hiện dần dạng mây đao mác. ở trán bia vẫn phổ biến đề tài " Lưỡng Long Triều Nguyệt ", con phương có khi như gà trống cổ dài thân nhỏ, chân ngắn, không có đuôi, cánh xoè tỉa rõ từng cái lông.
Tuy nhiên có một số bia như ở chùa Thái Lạc và chùa Khúc Lộng. Khải Hưng chạm 1613 ở diềm lại chạm chậu cảnh với cây hoa uốn khúc vươn lên mà mỗi khúc lại trổ những bông hoa khác nhau như sen, cúc, phù dung… để rồi ở ngọn cây hoa là chim hạc đậu ngậm nhành lá.
Chùa keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình được dựng năm 1632 do vợ chồng Trấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng cùng với bà Trần Thị Ngọc Duyên đã đứng ra hưng công xây dựng lại chùa từ tháng 8 - 1630 đến tháng 11 - 1632.




Trong khuôn viên trước trước là bãi xum xuê bóng đa uốn xưa họp chợ chùa, có tam quan ngoại, sau đó đến các hồ dài chắn phía trước vài hai bên ngăn cách chùa với xã hội đời thường ồn ả, cũng để các cây mít, sung soi bóng và điều hoà ôn độ cho chùa.
Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục Tam Quan nội - khu Tam Bảo thờ Phật - Nhà Gác Roi và khu điện thờ Thánh - Cuối cùng là gác chuông, hai bên và phía sau có các dãy hành lang dài.
Những công trình này tạo thành nhịp điệu khi dồn dập, khi thư thái và cuối cùng vút lên bởi gác chuông 4 tầng cao 12m. Bố cục này cân xứng luôn đổi mới, vừa nghiêm trang vừa phóng túng.
Tấm bia dựng năm 1632 là một tác phẩm nghệ thuật với lối trang trí rộng rãi. Diềm bia là dải băng hoa lá với chim thú, trán bia là đôi rồng uốn lượn tung hoành giữa những dao mây tua tủa, mặt trời cũng toả những tia dao mạnh mẽ như biểu thị ánh sáng chói chang, các chữ trên bia cũng được đặt trong các vòng hoa, cả sườn bia cũng là chậu cảnh nở rộ hoa, trên đó là đoạn thân sau của rồng để chui qua lòng bia thò đầu ở mặt sau trán bia.
Chùa Mía ở Đường Lâm (Hà Tây) có tấm bia Sùng Nghiêm tự bi dựng năm 1634. Ngôi chùa khá khang trang do vợ chồng uy lễ hầu Nguyễn Quảng cùng các con, đã cho dỡ bỏ chùa cũ. Ngôi chùa gồm các toà Thượng Điện, Thiệu Hương, Tiền Đường, Hậu Đường và hành lang hai bên.
Ngoài ra, chùa Mía còn nổi bật ở điêu khắc với gần 300 pho tượng lớn nhỏ, được bày khắp nơi trong không gian nội thất các toà nhà, tạo ra một thế giới tôn giáo huyền diệu. Các pho tượng này tượng trưng cho thế giới nhà Phật - Thế giới tâm linh mà mọi người dân muốn gửi gắm linh hồn của mình về với cõi Phật.
Sống giữa môi trường nhiệt đới thiên nhiên vừa hào phóng ban phát ân huệ vừa nghiệt ngã thử thách, dân tộc ta đã hợp sức lại để tạo thế ứng xử linh hoạy: lợi dụng, cải tạo và đấu tranh nhằm khai thác và chế ngự hiệu quả nhất. Ngoài ra nạn ngoại xâm luôn thường trực, dân tộc ta giữa những thời gian dựng nước ngắn ngủi, luôn phải tiến hành giải phóng và kháng chiến trường kỳ, vinh quang nhiều nhưng phải hy sinh lớn về cả xương máu và của cải. Trong tình hình ấy, dân tộc ta phải bám lấy thực tại và vượt lên để rồi biểu hiện lại cuộc sống của mình bằng nghệ thuật - mà rõ nhất là nghệ thuật với sự cao đẹp của tâm hồn hướng thiện - có như thế con người mới có thể thoát khỏi thực tại, mỹ thuật làm cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Trong mỗi giai đoạn, bên cái chung có nhiều cái riêng do điều kiện cụ thể của xã hội quy định, và do đó tạo nên diện mạo mỹ thuật mà trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần nắm rõ và tạo nên một diện mạo mỹ thuật riêng cho từng thời kỳ.
Tuy nền mỹ thuật thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn có nền mỹ thuật đạt tới đỉnh cao. Bên cạnh xây dựng những ngôi đình, chùa mới khang trang, thời Lê Trung Hưng còn cho sửa chữa và bổ sung thêm một số tượng để cho những ngôi chùa đó được hoàn chỉnh và linh thiêng hơn đối với mọi người dân trong thời Lê Trung Hưng và nó vẫn còn được người dân ngày nay thờ cùng.
Như vậy thì kiến trúc Phật giáo thời Lê Trung Hưng đã có một bước tiến mới, nhanh chóng đẩy lên đỉnh cao ở thế kỷ XVII, xây lại nhiều chùa với quy mô rất lớn và hoà nhập cảnh sắc thiên nhiên để tăng thêm cả kích cỡ và nghệ thuật. Kiến trúc từ chỗ gắn với quý tộc cũng dần trở về với nhân dân trong vẻ đẹp bình dị, gọn nhỏ. Nửa đầu thế kỷ XVII giới quý tộc cố gắng một lần nữa khôi phục lại nền kiến trúc ấy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình.
Và trong thành tựu điêu khắc của thời Lê Trung Hưng thì trước hết, điêu khắc gắn với kiến trúc, nhằm trang trí cho kiến trúc trở nên duyên dáng.
Về chạm khắc trang trí thì bộ khung gỗ không còn nặng nề như ở các giai đoạn trước, không có những cốn rộng nên chạm khắc trang trí chỉ nhằm điểm xiết và tượng thờ cũng tăng vọt lên. Có nhiều ngôi chùa điển hình cho việc làm cụ thể ở thời kỳ này.
Những tấm lóng của người dân rất là quý, song do kinh phí hạn hẹp do đó những xây dựng ở cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chỉ là bổ sung cho di tích cũ những tu sửa không đưa quy mô kiến trúc lên ngang tầm với các ngôi chùa ở giai đoạn trước.

ở thế kỷ XVIII thì chùa làng vẫn được sửa chữa và xây dựng nhưng còn thưa thớt và nhỏ bé. Giờ đây trong kiến trúc Phật giáo thường được đề cập tới một số ngôi chùa của Nhà nước phục vụ cho việc ăn chơi của vua chúa.
Từ 1627 - 1672 đất nước rơi vào cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn ác liệt, bên cạnh rất nhiều sức người, sức của bị cuốn hút vào chiến tranh thì cũng có nhiều tiền của tầng lớp quý tộc thống trị đầu tư vào việc dựng chùa, xây tháp mong có thêm chỗ dựa thần quyền để cầu cho vương nghiệp được lâu dài. Với kinh phí của Nhà nước và một số cá nhân quý tộc, nhiều khi có thêm nhiều nguồn công đức của khách thập phương, với kinh phí ấy đã cho phép được xây lại những chùa có quy mô lớn. Do đột thiền phái Lâm Tế và Tào Động truyền sang ta, ở đây cũng có sự giao tiếp Phật giáo, và do đó đã tiếp nhận ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc và các ngôi chùa Việt Nam. Và cũng do sự phát triển của văn hoá - kỹ thuậ, thời Lê Trung Hưng xuất hiện một số nghệ sỹ có tài trên các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Tình hình đó đã đưa đến một phong trào dựng chùa khá rầm rộ.
Về tượng thờ thì do quy mô chùa lớn, nhiều toà nhà với không gian nội thất khác nhau nên tượng thờ trong chùa đã nhiều về số lượng cũng nhiều về chủng loại. Do tượng chùa làm mới hoàn toàn ở thời Lê Trung Hưng đã lớn lại rất nhiều. ở chùa Bút Pháp tập trung nhiều tượng nổi tiếng như: Bộ Tam Thế, Quan Âm Thiên Chủ Thiên Nhãn, Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền…

Về nghệ thuật đình làng thì ngày nay có nhiều ngôi đình mà thời Lê Trung Hưng đã để lại, những loại hình của thời gian này về mặt kiến trúc cơ bản vẫn tiếp theo như đình thời Mạc. Đình làng của thời Lê Trung Hưng là một biểu tượng của văn hoá - nghệ thuật, biểu hiện của đời sống sung túc và trình độ thẩm mỹ cao của dân làng, cũng thể hiện tính cộng đồng cố kết trên địa bàn quần cư của người nông dân, là niềm tự hào của người dân làng xã - nhất là khi họ đi xa thì quê hương chính là " Cây đa - bến nước - mái đình " Đình luôn có hàng hiên rộng làm không gian đệm cho thời tiết bên ngoài ít ảnh hưởng đến trong lòng đình. Đình có sân vừa đảm bảo sự khô thoáng, vừa trải chiếu ngồi có phần dân chủ hoà đồng. Đó là không gian riêng tế lễ, cũng là không gian văn hoá mở hội. Điêu khắc đình làng không có tượng thờ như ở chùa, cũng rất hiếm tượng độc lập có thể di chuyển mà một số đình thường gắn ở đầu xà nhô ra khỏi cột, ở mặt bên ở một số xà và bẫy, nhưng phần nhiều là ở những bức cốn có diện rộng, ở những ván nong dọc theo xà.
Lấy gian giữa làm tâm điểm quan sát ra xung quanh, những diện phẳng rộng dễ đập vào mắt người xem thường được nghệ sỹ dựng đình khoác lên bộ cánh điêu khắc với những kỹ thuật chạm khắc khác nhau, trong đó cơ bản là chạm bong kênh tạo độ nổi cao kênh và nhất là chạm lồng luồn lách với nhiều lớp hình trong ngoài.
ánh sáng tự nhiên phản quang hắt lên hay ánh sáng đèn nến đều thuộc loại ánh sáng nhẹ, khi tác động đến mảng chạm đọng lại chỗ đậm chỗ nhạt làm cho cả hình đặc và hình rỗng như âm - dương đối đãi tôn nhau lên. Các đường hướng chuyển động của hình - nhất là những tia mây lửa song hành càng làm cho nó trôi chảy, và có khi các đường hướng phụ hoạ thường vuông góc, tạo cho nó cảm giác chắc chắn.
Trong nhịp sống đời thường có lao động, có vui chơi: lao động thì bao giờ cũng vất vả, cuộc sống thực tế đã thế, cuộc sống nghệ thuật phải hướng vào sự thoải mái, do đó rất hạn hữu mới gặp cảnh lao động vất vả. Nếu ở đình làng tay đằng thời Mác đã có cảnh bổ củi, cày voi, ganh con… cảnh săn bắt, săn bắn hổ có thể gọi là cảnh lao động của người thợ săn, nhưng cũng có thể coi là một hoạt động thể thao với tinh thần thượng võ, tất cả trước hết nhằm ca ngợi sức mạnh và trí khôn của con người.

Lấy tiêu chí kiến trúc và nhất là điêu khắc trang trí ở những đình này mà chúng ta có thể. Xác định được niên đại tương đối của cuối thế kỷ XVII cho nhiều đình ở đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ, như đình Chu Quyến, đình Liên Hiưệp, đình Hoàng Xãm, Đình Phùng, Đình Kim Hoàng ở Hà Tây…

Sang thế kỷ XVIII đời sống xã hội sa sút nhanh, dân làng ít có khả năng dựng đình.
Một mảng đề tài có phần đối đầu với lễ giáo phong kiến là quan hệ trai gái, các cảnh ân ái vụng trộm…
Ngoài hai mảng nghệ thuật Phật giáo và nghệ thuật đình làng trong thời Lê Trung Hưng còn nổi lên một số công trình kiến trúc - điêu khắc khác, và có cả tranh cổ. Tất cả nói lên sự phong phú của một giai đoạn phát triển sôi động.
Thời Lê Trung Hưng còn cho xây dinh thự, do sự ăn chơi sa đoạ của tầng lớp quý tộc thống trị mà tiêu biểu là các chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang, đã cho xây dựng một số phủ đệ, dinh thự ở các địa phương để phục vụ cho các cuộc du ngoạn.
Về lăng mộ thì các thời trước chỉ dành cho vua, nhưng đến thời Lê Trung Hưng, rất nhiều quan lại đặc biệt là các quan hoạn đã dựng lăng mộ to lớn.

Các lăng này đều xây bằng đá ở giữa cánh đồng hay trên gò đồi, chiếm không gian rộng thoáng, dù một số lăng có tường vây quanh cũng thấp, do đó luôn hoà đồng gắn bó với toàn cảnh để trải qua như vô hạn. Nhiều lăng có cả nhà thờ, bố cục rất tôn nghiêm, thường đăng đối hai nửa, lại có lớp trước lớp sau. Mỹ thuật ở các lăng đều có tượng đá, đều ở ngoài trời, phần lớn to bằng thực để gợi lên cảnh phục dịch khi còn sống.
Lê Trung Hưng nhiều đền thờ có tính quốc gia được xây dựng lại, quy mô khá lớn.
Mỗi đền một vẻ đẹp phù hợp không gian môi trường, đều có quy mô lớn, trong đó mô hình đền thờ ở các cấp quốc gia mang dấu ấn thế kỷ XVII rõ nhất và cũng đẹp nhất là đền thờ vua Đinh và đền thờ vua Lê ở Hoa Lư, song hành hướng Đông, trong thung lũng giữa những dãy núi đá vôi điệp trùng, có một tổng thể hoành tráng. Hai đền này cũng là hai tẩm thờ, cách lăng mộ không đáng kể, khác chùa và đình.
Tóm lại, nền mỹ thuật của thời Lê Trung Hưng là một giai đoạn phát triển, tuy xã hội được coi là giai đoạn trì trệ, chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài nhưng vì thế mà các đình, chùa mới được xây dựng và phát triển. Các công trình kiến trúc - điêu khắc tiêu biểu thuộc các loại hình chùa - đình đền - lăng mộ với cvác chất liệu gỗ - đá - đồng đều phát triển đến đỉnh cao. Và đây cũng là giai đoạn mà cả kiến trúc và điêu khắc đều đạt đến đỉnh cao còn lại đến tận ngày nay và phát triển hơ, tồn tại lâu hơn theo thời gian để cho lịch sử văn hoá Việt Nam tự hào là một nền văn hoá mỹ thuật lâu đời./.


Mỹ thuật thời Mạc

Mỹ thuật thời Mạc

Đầu thế kỷ XVI xã hội phong kiến Lê sơ sa dần vào cơn khủng hoảng mới. Tập đoàn quý tộc Mạc vốn xuất thân từ làng chài ven biển xứ Đông nhờ giỏi vật võ và tham gia việc triều chính đã đảo chính lập ra vương triều Mạc.
Kinh tế xã hội thì nhà Mạc cấp ruộng đất, mở nhiều chợ, đúc tiền trao đổi hàng hoá và các hoạt động nhà Mạc vẫn theo mô hình Nhà nước lê sơ.
Trong 65 năm cầm quyền, nhà Mạc tổ chức thi cử cứ 3 năm một lần, tất cả có 22 khoa thi đỗ 499 tiến sỹ trong đó có 13 trạng nguyên với những tên tuổi nổi tiếng nhuư Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải ...
Từ sự phát triển hàng hoá, việc giao lưu giữa các địa phương và vai trò của đồng tiền được đề cao nó tấn công vào đạo đức xã hội, làm thay đổi các giá trị truyền thống văn hoá ...
ở đầu thế kỷ XVI nhà Mạc luôn phải đối mặt với chiến tranh, nhưng vừa đấu tranh ngoại giao khôn khéo, vừa kiên quyết, vừa linh hoạt nên đã tránh được hiểm hoạ ngoại xâm.
Những thế lực đối kháng với danh nghĩa "Phù Lê" đã lập ra triều đình mới ở Thanh Hoá gọi là Nam Triều để phân biệt với Bắc Triều của nhà Mạc. Trong 65 năm cầm quyền thì đã có tới 47 năm đụng độ, đến năm 1592 thì bị đẩy khỏi Thăng Long.
Tình hình chiến tranh một mặt làm cho xã hội điêu đứng tiều tuỵ. Mặt khác quý tộc cảm thấy vận số ngắn ngủi đã tìm vào thần quyền để tìm chỗ dựa. Tác động kích thích tính tự do trong hoạt động nghệ thuật. Đó là tiền đề cho một nền mĩ thuật đậm chất dân gian, dân tộc phát triển
Nền nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng được bắt rễ sâu từ hiện thực xã hội . Nằm trong mảng mỹ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật hội hoạ ...
Trong mỹ thuật thời Mạc bao gồm kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo.
Kiến trúc cung đình kinh thành thăng Long của nhà Mạc do đã dành được chính quyền một cách hoà bình nên tiếp thu toàn bộ kinh thằng Thăng Long một cách nguyên vẹn về sau từ năm 1549 đến năm 1584 trước sức tấn công của Quân Lê - Trịnh Nhà Mạc nhiều lần rời bỏ kinh thành Thăng Long. Từ năm 1584 nhà Mạc lại trở lại và tu sửa kinh thành Thăng Long rộng lớn hơn. Nhưng đến năm 1594 Quân Lê - Trịnh chiếm được lại đốt sạch.
Một mặt kiến trúc kinh thành Thăng Long là kiến trúc Khu Dương Kinh. Trong Điện Dương Kinh có điện Phúc Lâm để Mạc Đăng Dung ở. Năm 1530 Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trở về Cổ Trai trấn giữ. Cuối năm 1592 Trịnh Tùng đã đem quân phá điện ở Cổ Trai, huỷ bỏ bia đá mộ và chặt hết cây.
Bên cạnh kiến trúc cung đình kiến trúc tôn giáo cũng rất được coi trọng phát triển và đã có loại hình mới là đình làng.
Nếu ở thời Lê sơ bị thu hẹp thì đến thời Mạc được bung ra gắn với các làng quê. Trong số 116 ngôi đình biết rõ niên đại, đã sửa chữa hoặc xây dựng thêm thì trong 42 năm đầu (1527 - 1569) chỉ có 36 ngôi chùa thì đến 2 năm cuối đã tăng lên 80 ngôi chùa.
Dựa theo không gian phân bố của 142 ngôi chùa thì riêng xứ Đông (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên) đã có 63 ngôi chiếm gần nửa, đến thời Mạc chiến tranh càng ác liệt thì người ta càng tìm đến thần quyền và không tiếc tiền để dựng chùa cầu Phật và qua đó chứng tỏ quý tộc Mạc rất gắn bó với quê mình.
Dựa vào dấu tích nếu tổng hợp để nhìn toàn cảnh thì khu Tam Bảo đã có các nhà Thượng - Thiêu Hương -Tiền Đường và có thêm hành lang ở hai bên.
Chùa Cói ở (Vĩnh Phúc) rất gần với kiểu kiến trúci các toà thượng điện thời Trần : Gồm một gian, hai chái.
Kiến trúc tôn giáo còn có thêm loại hình mới là đình làng. Nếu ở các thời trước Lý - Trần, đình làng thuộc tính chất trung chuyển công văn thì đến đây đình làng lại thuộc sở hữu cộng đồng làng xã là nơi thờ Thánh Hoàng Điển hình cho những đình hiện còn dấu tích thời Mạc và cũng khá hoàn hảo là đình Tây Đằng và Đình Lỗ Hạnh đều ở trong vùng luỹ tre, rìa làng cân đối hai bên trực tiếp nhìn ra đồng làng thông thoáng, ngay sát cửa đình có dòng chảy uốn lượn là nơi tụ phúc cho dân làng.
Đình Tây Đằng đến thời Nguyễn đã làm thêm hai dãy tả - hữu và xây tường bao, xây trụ hoa biểu ... Đình dàn ngang hai chái, dài tới 22m và rộng 11m5 xung quanh thông thoáng. Khu vực cung cấm là phía trong của gian giữa, từ hai cột cái sau trở vào. Kiểu hình này gọi là kiểu hình chữ nhất ( - )
Mái đình xoè rộng ra bốn phía và lan xuống thấp chiến hai phần ba chiều cao tính từ nền, nhưng nhờ những đường cong nhẹ theo mép mái và hệ thống hoa đao ở các góc làm cho nó mềm đi và quên đi cảm giác nặng nề.
Câu lạc bộ khung cơ bản như bộ khung nhà thượng điện ở chùa Cói. Cấu kiện gỗ rất nhiều, để giảm đi vẻ nặng nề, nghệ sĩ trang trí đã chạm khắc rất nhiều hoạt cảnh dân gian và được ghi rõ dòng chữ "Quý Mùi niên tạo" ứng với năm 1523 hay 1583.
Đình Lỗ Hạnh đã tu sửa nhiều lần cuối thời Nguyễn đã xây thêm hậu cung nối vào phía sau gian giữa, song toà đại đình được cấu tạo về cơ bản như ở Đình Tây Đằng, nền có dài rộng hơn một chút (23,5m x12,5m) Đình được làm ứng với niên hiệu Sùng Khang 11 tức năm 1576, ngoài ra còn một số đình khác.
Bên cạnh đó là kiến trúc Quán Đạo, Quán Đạo đã có trong thời Lý-Trần, thời Lê sơ đạo giáo cũng bị ngăn cản, song ông vua nặng chất nho, nhất là Lê Thánh Tông cũng thích gặp tiên. Đến thời Mạc, đạo giáo Việt Nam có cơ phát triển đã sáng tạo ra nhân vật Liễu Hạnh (1557-1578) đầy huyền thoại, trở thành một mẫu thiêng trong hành tứ bất tử.
Quán Đạo được dân gọi là chùa, được nhắc nhiều là quán Hưng Thánh tức là chùa Mui, quán Hội Lĩnh tức Chùa Sở, Quán Linh Tiên hay chùa Linh Tiên đều thuộc Hà Tây, quán Hưng Thánh, quán Hội Linh còn bia dựng năm 1590, quán Linh Tiên còn bia dựng năm 1586.
Từ Quán Đạo gắn với chùa Phật, ở thời Mạc sự kết hợp này còn mở rộng đưa đến hiện tượng chùa Cao Dương (Thái Bình) có bia dựng năm 1578 cho biết có bộ tượng thờ Thích ca - Khổng Lâu - Lão Đạm. Mang hẳn tên là chùa Tam Giáo (Hà Tây) còn bia dựng năm 1591.
Mĩ thuật thời Mạc nổi lên loại hình nghệ thuật điêu khắc.Nghệ thuật điêu khắc tượng ở thời Trần - Lê sơ. Tượng tròn hầu như tập trung ở làng mộ, thì sang thời Mạc tượng tròn còn gặp ở nhiều chùa và rất nhiều loại, từ tượng Phật, tượng Quan Âm đến tượng Vua, tượng Hoàng Hậu và các tượng thông thường, chất liệu ở đây là gỗ và đá.
Các chùa cổ còn đến nay không thể thiếu được tượng Tam Thế tượng trưng cho 3000 vị Phật (hình 1). Ngày nay tượng Tam Thế thời Mạc còn gặp ở các Chùa Thầy (Hà Tây), chùa Lê Mật và chùa Nành ở (Hà Nội), chùa Dâu (Bắc Ninh) chùa Trà Phương ở (Hải Phòng)... Tượng lớn xấp xỉ với người thực, tạo theo những quý tượng của Phật, tóc xoăn, đỉnh đầu nhô nhục kháo, tai dài, ngồi tĩnh toạ trên toà sen, khuôn mặt hơi cúi xuống chúng sinh, mình đẩy đà các mảng khối căng tròn.Đây có thể xem là tượng mẫu cho các thời sau.
Tượng Thích ca seo sinh ở chùa Đông Dương (Hải Dương) thể hiện theo giai thoại ngài vừa sinh ra đã đi được 7 bước trên bông sen. Tay trái chỉ đất tay phải chỉ trời, tượng thể hiện chú bé lẫm chẫm đi, dáng nhô về trước, thân mập, đứng trên đài sen.
Tượng Thích Ca thành Đạo ở chùa L
a Khê (Hà Tây) tượng được làm chất liệu bằng đá, thường được gọi là Đức Thế Tôn, bố cục và cấu tạo cơ thể hồi tưởng lại tượng Phật chùa Phật Tích thời Lý có thêm đây anh lạc ở ngực và tấm áo khoác bên vai phải chỉ phủ hờ gần đời hơn.
Tượng Quan Âm rất phổ biến và có ở nhiều chùa. ở Chùa cập Nhất còn gọi là chùa Đông Ngọ Tự hay chùa Phẩm (Hải Dương). Tượng có 6 đôi tay trong đó đôi tay chính kết ấn liên hoa trước ngực còn 5 đôi tay toả sáng hai bên như múa, đầu đội mũ thiên quan, tai đeo hoa, cổ tay đeo vòng, mặc áo dài nuột, hai nửa đăng đối. Dáng tượng thong thả, đường nét mượt, Còn 5 đôi tay toả sang hai bên như múa, một đôi tay chính kết ấn liên hoa trước ngực, và được làm rõ tên niên hiệu Diêm Thành tức năm 1582 tượng cao 0,78 m kể cả bệ là 1,30m.
Tượng Quan Âm Nam Hải lớn và hoàn chỉnh nhất của thời Mạc còn lại ở chùa Hội Hạ tượng ở thế ngồi tĩnh toạ trên toà sen, tượng cao 1,8m kể cả bệ là cao 3m27 ngoài đôi tay chính kết ấn liên hoa từ hai bên sườn còn mọc ra 20 đôi tay nữa. Tượng có vẻ bụ bẫm, đôn hậu của phụ nữ nông thôn. ở dưới phần bệ là một hình đầu quỹ mang dáng đầu người với sự trợ lực hai đầu rồng nhô từ mặt biển nhô lên tạo thành nhóm tượng là mẫu cho đề tài này ở thời sau.
Tượng Quan Âm Thiên chủ, Thiên Nhãn. ở thời Mạc là pho tượng ở chùa Thánh Ân xã Đa Tốn (Hà Nội) ngoài 42 đôi tay lớn mọc từ thân tượng còn có 610 cánh tay nhỏ ở phía sau lưng xếp thành 5 lớp.
Về tượng Quan Âm toạ sơn (Hình 3) đích thực là tượng sớm nhất ở chùa Đại Linh, thôn Đại Trà (Hải Phòng), tượng cao 0,72m, kể cả bệ là 1,05m ở tư thế ngồi trên đỉnh núi, trên có chạm hình chim, khỉ, cá sấu và cả mặt quỹ vừa gợi thiên nhiên hoang sơ, vừa tạo vẻ hoành tráng với không gian mênh mông, tượng có chất liệu bằng đá khắc rõ làm năm 1578. Đây là mẫu cho loại đề tài được tạc nhiều ở các thế kỷ sau đấy.
Tượng Tứ Pháp: Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp Lôi - Pháp Điện là bốn vệ nữ thần chủ về các hiện tượng Mây - Mưa - Sấm - Chớp về thuộc tín ngưỡng của dân gian. Trung tâm là vùng nông nghiệp phát triển phía Nam Sông Đuống. Quanh vùng Dâu (Bắc Ninh), Văn Lâm (Hưng Yên)... Tượng Pháp Vân tức Pháp Lôi (Hưng Yên) tượng cao 1,13m ngồi kết già trên toà sen. Pháp Lôi là thần sấm được tạo dáng theo tượng Phật, dáng tượng nhục kháo, tóc xoăn, tai dài, ngồi kết già trên toà sen.
Tượng này được kế thừa nhiều nét tượng Phật thời Lý ở chùa Phật Xích: Dàng thong, thon thả, mình mỏng, cặp lông mày thanh giao nhau trên sống mũi, mũi dọc dừa cao sang, mắt đăm chiêu, miệng khép hờ như mỉm cười. Cánh tay tròn lẳn, ngón tay thon dài ... Tất cả đều được tạc bằng những mảng khối óng ả, đường nét nuột nà, ngực đeo dây anh lạc là tiền đề để cho các tượng tứ Pháp sau thường mình trần.
Tượng "Đức vua" nhà Mạc ở địa phương Hải Phòng, trong đó tập trung là huyện Kiến Thuỵ. Vốn xưa thuộc vùng Dương Kinh quê hương nhà Mạc còn giữ được tượng đá cao gần bằng người thực, nhân dân gọi là tượng Đức Vua. Có rất nhiều chùa như: Tượng ở chùa Đại Linh (Thôn Đại Trà) làm năm đầu Diêm Thành (1578) ở chùa Hưng Khánh (Thôn Trung Thành) làm năm Quý Mùi (1583) Chùa Bạch Đa (thôn Phúc Hải) làm năm Diêm Thành 3 (1580) ... Tất cả đều thuộc thời Mạc hẳn là "Đức Vua" đương thời tức Mạc Hậu Hợp (1562 - 1592) ông vua này nắm chính quyền trong 30 năm đã thay đổi niên hiệu tới 6 lần tất cả đều mong tìm vận hội tốt đẹp cho xã hội nên thường được dân quý trọng. (Tượng hình 4).

Tượng được tạc trong một bố cục đóng kín, tượng được làm chất liệu bằng đá, đầu đội mũ bình thiên dưới trán ôm sát đầu, gương mặt thanh thản sáng sủa, mình mặc hoàng bào, hai tay chắp trước ngực. Chiếc ngai được đóng bằng gỗ có tay ngai đầu rồng ôm tròn, dáng nghiêm túc tư thế đàng hoàng, như hình thượng Đức vua chùa Bạch Đa (hình 4).
Tượng được tạc trong bố cục cân đối và được người xưa ghi là "Thạch Phật, nhất tướng" một pho tượng Phật song hình dáng rõ ràng khác xa tượng Phật có ý nghĩa suy tôn "Đức vua" như đức Phật.
Tượng "Đức vua" chùa Thiên Phúc (Thôn Trà Phương) có pho tượng đá thuộc loại tượng Hậu Phật, nhưng tuyên truyền là "Mạc Đăng Dung" tượng có bố cục quen thuộc ở chùa. Tượng ngồi bán kết đầu đội mũ trụ, hai tay đan nhau ấp trước bụng, mình mặc áo hoàng bào có bổ tử chạm rồng. Tượng cao 1,76m ở Chùa Ngo tức Ngô Sơn Tự (Hà Tây có Pho tượng gỗ cao 0,97 m. Đây là loại tượng sau nhất nhưng gần với các loại tượng Bồ Tát và tượng Hậu Phật. Tượng Hậu Phật ở thời Mạc là do một số vị hoàng Thái Hậu, Thái Vương đến công chúa góp tiền tu bổ và được nhân dân bàu làm Hậu Phật, tượng Hậu Phật ở chùa Thiên Phúc Tự thôn Hoa Niều (Hải Phòng) gồm chùa và đến gần kề nhau được sửa năm 1562 có pho tượng đá Quân Âm và bức phù Điêu Hậu Phật là Hoàng Thái Hậu họ Vũ. Pho Tượng Quan Âm ở hàng thứ 4 trên Phật điện tư thế ngồi rất giống tượng bà Hậu ở chùa Bối Khê (Hà Tây) tượng cao 1,08m riêng phần tượng cao 0,61m đó là một người phụ nữ nông thôn ngồi bình thân, mình đậm đà. Đầu đội mũ vành cao, trang trí hoa dây, khuôn mặt sáng láng toàn bộ toát lên vẻ phúc hậu, đây là tượng Hậu Phật được tôn lên hàng Quan Âm.
Cùng một dạng tượng Quan Âm trên là tượng " bà Hậu chùa Bối Khê, bà Hậu là người già, mặt tròn phúc hậu, được ngồi trên toà sen nở giữa hai chữ "Động - Chủ" tương truyền là bà Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn - Vợ Mạc Đăng Dung (ở hình 5) tượng được làm năm Tân Hợi (1551) cao 76cm. Tượng bà Hậu Chùa Minh Phúc ngồi trong vòm động gọi là Vân Thuỷ Am" Mặt sau của bia cho biết đó là Hoàng Thái Hậu họ Vũ tạc năm 1572, cao 0,52m. Tượng bà Hậu chùa Thiên Phúc - Hoa Niễu thực ra là ở trong đền thờ Thái Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ngay sát cạnh, cao 0,59 m ở trong vòm " Vân tiên động" dựng năm 1562. Đây là những tượng Hậu Phật sớm nhất hiện còn.
Bên cạnh đó chạm khắc trang trí thuộc loại hình mỹ thuật trang trí điêu khắc đình làng. Những hình trang trí đình làng thời Mạc phần lớn chạm nổi vừa phải các nhân vật êm ả và bình dị trong sinh hoạt đời thường.
Đình Tây Đằng (Hà Tây) là ngôi đình sớm nhất hiện còn ngay ở bẫy hiên thường gặp các hoa, lá, guột xoắn đầu rồng, hạn hữu có cảnh người kéo dây ... các hình chạm khắc nối nhau theo băng dài ra các đề tài, bổ củi, đi cày, gánh con, trai gái tình tự có tiên đến chào, ở trên các góc cao tít còn có thêm những cảnh chèo thuyền, sinh hoạt nhà quan, săn bắn, hổ và rồng uốn sinh động.
ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) ngoài các hình rồng, ghê, phượng, các hình tiên đuôi cá, tiên xoè cánh... cảnh cô gái đánh đàn bên hươu, người bình dân cưỡi rồng. Tiếp theo, đình Phù Lưu (Bắc Ninh) lại có những cảnh người cưỡi rồng, đấu vật vinh quy bằng thuyền ... xu hướng trên còn ùa vào chùa, như chùa Cói (Vĩnh Phúc) ngoài thú ra cũng có cả cảnh cầu hiền, đi săn bằng thuyền ...
Bên cạnh điêu khắc đình làng một xu hướng mới và trọng tâm muốn nói về hoạt cảnh của con người, thì chạm khắc trang trí không chỉ làm đẹp cho kiến trúc mà còn tăng giá trị của nhiều vật dụng như là bia đá, bệ tượng, khám thờ và ngay chính bản thân pho tượng.
ở Văn Miếu Hà Nội, ba tấm bia tiến sĩ thời Mạc còn được dựng năm (1529 - 1536) Gióng với 11 tấm bia thời Lê Sơ được (dựng từ năm 1484 - 1521) dược xếp chung với một đặc điểm: Trán bia chưa có hỉnh rồng đã có hình mặt trời ở giữa với những dải mây bao bọc nhưng còn khá đơn giản, diềm bia chạm dây leo uốn sóng về sau trên nhiều loại bia thời Mạc nhiều nơi đã có cặp rồng hoặc cặp phượng chầu mặt trời.
Ngoài ra còn cặp hoa phù dung nhìn ngang tươi tắn, đôi khi cũng nhìn trên xuống giống hoa cúc. Hoa cúc biểu tượng của mặt trời mà ngay từ thời Mạc đã gặp những đôi rồng chầu vào một đồ ám trang trí điển hình ở thời Mạc thường gặp ở trên các bệ tượng phật Quan Âm và bệ tượng Tứ Pháp ... là các ô hình biến thể của hình bầu dục hay hình bán nguyệt (bị móp các góc) đặt trên nền ô chữ nhật bên trong là một hợp thể cặp sừng vắt chéo giữa ba U tròn ở hai bên và ở phía trên hoặc mỗi sừng được mọc ra từ một phía của rìa lá sen như hình số ba úp trong khi đồ án có tới 3 cặp sừng.
Bên cạnh các loại hình nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc còn là một loại hình nghệ thuật hội hoạ cũng khá phổ biến và nhiều thể loại nữa.
Tuy nhiên do chiến tranh Nam - Bắc triền miên nhà Mạc không tự viết sử mà sau đấy được sự quán Lê Phụ viết lại nên không tránh được sự sơ lược. Vì thế rất khó tìm được tư liệu về hội hoạ đương thời. Nhưng trong bài thơ Nôm dài 336 câu "tức thời Khúc Vịnh" ông đã dành một khổ thơ tả cảnh ngày tết ở kinh thành các nhà treo tranh để nghênh xuân tống cựu.
Chung quỳ khéo vẽ nên hình
Bùa đào cấm quỹ phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa đeo thiếp yểm
Dưới thêm lầu hoa điểm thọ dương
Đây là những loại tranh tết thuộc dòng chảy dân gian. Tranh Tố nữ là tranh cũng khá đặc sắc tiêu biểu như tranh Tố nữ cầm quạt, tranh có bố cục rất cân đối. Nét mặt bụ bẫm tươi vui đang cầm quạt, dáng đang như chuyển động, tranh loại này cũng rất phong phú và sinh động, về các hoạ tiết ở trên các viền áo rất đặc biệt, chân đi hài toàn bộ đó là một bức chân dung toàn thân rất đặc sắc. Đây là một tài năng về vẽ tranh rất độc đáo đã thể hiện được tâm hồn người phụ nữ mà cho các đời sau cần khám phá thêm.
Tranh Tố nữ dưới (hình 6) là một tranh dân gian thuộc loại đó.


Tranh gà, lợn, tranh lợn đang cắn củ ráy là loại tranh cũng rất được ưa chuộng cho cha ông ta xưa. Tranh thể hiện được chăn nuôi vốn rất phổ biến từ trước đến nay ở nông thôn Việt Nam. Đó là một con lợn to béo, hay ăn và bố cục con lợn cân đối (hình 7) là một tiêu biểu. Tuy nhiên tranh chưa thể hiện màu nhưng qua những đường nét, tranh thể hiện rất sinh động.


Tranh gà, tranh ông tướng canh ở cửa để gia đình yên tâm ăn tết. Tranh dù có cái biên song cũng có thể tìm thấy, trong tranh tết Đông Hồ, Tranh hàng Trống, nhất là những loại tranh cùng tên. Như tranh ngồi nghỉ giữa buổi bừa là một tranh thuộc tranh Đông Hồ. Hình ảnh trung tâm của bức tranh là con người đang đi bừa và nghỉ lúc mệt, tranh thể hiện không khí làm việc tuy mệt nhọc song có phần thư thái của con người sau một buổi làm việc như (hình 8) con người và con trâu rất gần gũi với nhau và ở đây tất cả đêù thể hiện một đề tài rất gần với những người nông dân Việt Nam cho một nền nông nghiệp lúa nước của nhân dân ta.

Một loại tranh vừa thuộct ranh dân gian Đông Hồ là tranh đấu vật, đây là một loại hình văn hoá của dân tộc từ thời xa xưa.

Tranh với ý nghĩa là hình vẽ tay trực tiếp trên giấy có thể tìm thấy ở một số tờ sắc phong thần sớm. Sắc phong được viết trên giấy gió đặc biệt, khổ rộng, giai, mịn, nhẹ, xốp, bảo quản tốt thì khá bền. Hầu hết sắc phong có hình trang trí được in ván gỗ hàng loạt, cũng có một số tờ vẽ tay các hình nền, trong tờ sắc tử Dương thần vốn ở làng Tử Dương (Hà Tây) hiện được bảo quản ở Cục Bảo tàng ở Bộ Văn hoá, sắc rộng có màu vàng đậm trên tờ sắc được vẽ tay hình rồng mây theo phong cách thời Mạc.
Gắn với hội hoạ nhiều nơi hơn cả ở thời Mạc vẫn là đồ gốm nổi trội là trung tâm gốm Bát Tràng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương).
Ngoài ra gốm Mạc có cả gốm xây dựng để mộc, gốm gia dụng và nhất là gốm thờ phần lớn tráng men trắng và vẽ hoa lam.

hoặc cạo men bôi nâu cũng có men ngà màu vàng nền và men xanh rêu tô lên hoa văn. Các đề tài được vẽ trên gốm phổ biến là hoa lá và chim, cá cỏ hoa dây leo uốn sóng trổ ra các tay mướp leo (rất phổ biến trên bia đá) có nhiều loại hoa, cúc, mai, lan được ngắt ra từng cảnh, từng bầy được vẽ ra mặt ngoài của nhiều bát, bình, liễn hoặc trong lòng của đĩa, chim có nhiều kiểu bay hoặc đậu, cá tôm bơi lội tung tăng, thú 4 chân, thường là ngựa, long mã ... đề tài người còn ít song thật vui: Có cảnh đoàn người cưỡi ngựa phi như đang đua, có người chăn trâu, có người đội nón và người trùm khăn đều mặc áo dài như đại hội lại có hình một số cảnh được ghép lại, thành bức tranh sơn thuỷ. Do lối vẽ trên gốm mộc có xương đất vừa khô lại hút màu nên nghệ sĩ phải vẽ rất nhanh, đặt đâu được đấy, hình thuộc làu, tay bút mà hiện ra đậm nhạt rất hoạt.
Mĩ thuật thời Mạc thực sự là bước ngoặt của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, tuy vẫn là xã hội phong kiến theo mô hình nho giáo, song do kinh tế hàng hoá rất phát triển, đồng tiền đã tỏ rõ sức mạnh công phá đạo đức trật tự cũ, đòi giải phóng con người, giải phóng nghệ thuật. Vì thế một loạt loại hình nghệ thuật mới ra đời và khẳng định theo hướng nhân văn chủ nghĩa : Đình làng, tượng phật Quan Âm, tranh dân gian, đồ gốm, thương mại ... ở đó nhiều người có công phục hưng diện mạo văn hoá dân tộc, văn hoá làng quê đã trở thành đối tượng để nghệ sĩ sáng tác và nhân dân ca ngợi, là các tượng hậu Phật mang tính chân dung người thật, việc thật còn ngự trị ở nhiều chùa làng và chủ nhân của các công trình văn hoá ấy là những người lao động trong các làng quê cũng được hoá thân vào những hoạt cảnh trang trí đình làng. Con vật cao sang rồng phượng giờ đây cũng bình dị, thậm chí hài hước. Tất cả biểu hiện thẩm mỹ của dân quê gắn với tinh thần nhân bản, tính chất này của mỹ thuật Mạc sẽ được đẩy lên đỉnh cao ở thời gian cuối của thế kỷ sau.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, mỹ thuật thời Mạc đóng góp một phần không nhỏ về đề tài phong phú, thể loại đa dạng đây xứng

Mỹ thuật Lê sơ

Mỹ thuật Lê sơ

Phần mở đầu

Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua, lấy hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Như vậy là sau triều Trần một triều đại mới bắt đầu: đó là triều đại nhà Hồ(Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ)
Đến ngày 19 tháng 11 năm 1406, nhà Minh vượt qua biên giới đánh về Thăng Long. Đến ngay 10 tháng 01 năm 1407, thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự chống quân Minh của nhà Hồ bị phá vỡ.Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của quân nhà Hồ bị thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh
Sau đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước mà nhân dân kéo dài trong 10 năm(1417-1427) đã thắng lợi vẻ vang .Quân Minh bị đánh đuổi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Lê. Thời kì này còn được gọi là nhà Lê Sơ hay hậu Lê để phân biệt với thời tiền Lê của vua Lê Đại Hành. Thời kì này kéo dài 100 năm và ở bài này ta đề cập đến hai phần chính:
Một là hoàn cảnh thời Lê Sơ và tình hình chung về mỹ thuật.Hai là phát triển các loại hình nghệ thuât. Hai nội dung chính đó được trình bày cụ thể như sau.

I
: Hoàn cảnh xã hội thời Lê Sơ và tình hình chung về mỹ thuật
Trong 20 năm đầu thế kỉ XV, quân Minh đã tàn phá nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc của dân tộc ta, hòng huỷ diệt nền văn hoá dân tộc của ta và âm mưu đồng hoá dân tộc. Khi sang xâm lược chúng đã được lệnh: "khi tiến quân vào An Nam chỉ trừ những bản kinh và sách về thích, đạo không huỷ còn tất cả các bản in sách các giấy tờ cho đến sách học của trẻ em như loại:thương, đại , nhân , khâu ,ất ,kỉ thì nhất thiết một mảng giấy , một chữ viết đều phải tiêu huỷ hết.Trong nước đó chỉ có những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại ,còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết,một chữ cũng không được để lại"
Những nguòi thợ tài giỏi ,trong đó có Nguyễn An bị chúng bắt đem về nước.Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã ra nhiều chính sách để phục hồi nền kinh tế nhất là những chính sách về nông nghiệp như khai khẩn ruộng hoang ,những người đi phiêu bạt các nơi nay được lệnh trở về quê quán làm ăn ,hệ thống đê điều được tu bổ , sửa sang.....Tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế nông nghiệp thời lê phát triển , cải thiện một phần đời sống của nhân dân .Về quân đội thì vẫn duy trì chế độ một phiên thường trực thay đổi nhau còn bốn phiên khác cho về quê quán làm ăn.Đến thời Lê Thánh Tông số quân đã tăng lên gấp rưỡi và chỉ chia làm hai phiên thay nhau về sản xuất nông nghiệp .
Vào khoảng nửa sau thế kỉ XV,nhất là vào thời vua Lê Thánh Tông ,chế độ phong kiến tập quyền phát triển đến mức cực thịnh .Bộ luật Hồng Đức được ban hành.Mặc dù nội dung cơ bản của bộ luật này cũng chứng tỏ sự phát triển của nhà nước phong kiến thời Lê .mặt khác nó còn phản ánh khá rõ nét tính dân tộc ,bảo vệ quyền lợi của phụ nữ ,dân tự do,ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và lãnh thổ.Sang thời lê,cơ sở kinh tế của giai cấp phong kiến là kinh tế địa chủ .cùng với việc phát triển chế độ quân chủ chuyên chế , nhà Lê củng cố chế độ đẳng cấp phong kiến và truyền bá ý thức hệ nho giáo .Do đó mặc dù cuối thời Trần các nho sĩ đã đấu tranh mạnh với phật giáo thì sang thời Lê Sơ, nho giáo đã phát triển mạnh ,được nhà nước ủng hộ và nhanh chóng dành được địa vị thống trị .Về mặt tư tưởng thì nhà nước ra nhiều sắc lệnh để hạn chế phật giáo.Nho sĩ được đề cao ,việc đào tạo nhân tài chủ yếu qua con đường thi cử
Tất cả tình hình trên đã góp phần tác động đến sự phát triển của nghệ thuật tạo hình thời Lê Sơ.Nếu như ở thời Lý ,Trần nghệ thuật nho giáo phát triển mạnh thì đến nay bị hạn chế.Đến thời vua Lê Thánh Tông ,phật giáo và cả đạo giáo bị hạn chế chặt chẽ hơn , nghiêm ngặt hơn.Vì vậy có thể nói vào thời Lê Sơ,mĩ thuật phục vụ tư tưởng nho giáo của giai cấp thống trị phát triển mạnh hơn nghệ thuật phật giáo và nghệ thuật dân gian .Bên cạnh việc thừa kế những tinh hoa của mỹ thuật thời Lý , thời Trần thì mỹ thuật thời Lê Sơ phát triển với nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.Nho giáo được phát triển, nhà nước phong kiến lấy nho giáo làm mẫu mực cho việc dưng nước trị dân .Lúc này vai trò của vua được thần thánh hoá, sự phân biệt đẳng cấp trên dưới và các trật tự phong kiến được củng cố.Điều này khiến cho mỹ thuật thời Lê phần nào bị ảnh hưởng văn hoá phương bắc,nhất là ở khu vực mỹ thuật cung đình .Tuy vậy sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi , ý thức độc lập dân tộc càng được khẳng định .Bởi vậy khi xây dựng các công trình kiến trúc hoặc sáng tạo nghệ thuật tạo hình .Mặc dù công trình thuộc về những người thợ vẫn đưa vào tác phẩm các biểu hiện của mỹ thuật dân gian
I
I : Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật .
nghệ thuật kiến trúc thời Lê :
Trong thời Lê Sơ nhiều loại kiến trúc được phát triển như:kiến trúc cung đình,kiến trúc lăng mộ , kiến trúc đền miếu trường thi....Bên cạnh đó, do truyền thống ưa chuộng đạo phật từ lâu đời , nhà nước cũng chú ý cho tu sửa nhiều ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý,Trần nay đã bị đổ nát ,hư hỏng.vậy chúng ta hãy cùng tìm hỉêu về các công trình kiến trúc đó nhé.
a. về kiến trúc cung đình :
trong 20 năm bị giặc minh thống trị , kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề .Sau khi lên ngôi Lê Lợi đả cho xây dựng lại kinh thành cho xứng đáng với tầm vóc của một nhà nước phong kiến hùng mạnh. Năm 1430 thành Thăng Long xưa được đổi tên là thành Đông Kinh để tương ứng với khu cung điện ở Lam Sơn (Thanh Hoá) thành Đông Kinh nay còn lại rất ít dấu vết. Trên đất Hà Nội còn giửa lại được bốn thành bậc cửa điện Kinh Thiên, thành bậc cửa đàn Nam Giao và mộit số di vật khác ở khu lam kinh(Thanh Hoá)
Điện Kinh Thiên là công trình chính trong thành Đông Kinh thời Lê đây là nơi coi trầu bàn việc nước. Ngày nay căn cứ trên kích thước thành bậc cửa còn lai giúp chúng ta hình dung ra quy mô của điện cung như của kinh thành xưa. Thành bậc cửa điện Kính Thiên có chiều cao 13,7m chiều rông 4,45m và chiều cao 2,1m đây là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng đá của thời lê Sơ có niên đại xác định năm 1467. Ngoài ra còn có cung điện Lam Kinh- là nơi tụ họp sinh sống của họ hàng thân thích nhà vuagiống như phủ Thiên Trường thời Trần. Theo sử sách để lại, điện Lam Kinh có kích thước 315x256(m), được xây dựng theo đồ án gần như một hình chữ nhật. Bởi vì cạnh phía sau của điện lại được tạo bởi một đường cong. Toàn bộ điện lam kinh gồm ba lớp nền cao dần trên triền đồi. Lớp nền thứ nhất gồm cổng ngoài, hồ. Cổng trong và sân điện. Cổng trong có mặt bằng hình vuông cạnh 15m. Điện chính nằm ở lớp nền thứ hai gồm có ba ngôi nhà bố cục theo kiểu chữ công. Lớp nền thứ ba còn lại dấu vết của chín nền nhỏ xếp theo hình vòng cung ôm lấy điện Lam Kinh. Phía sau cũng còn thấy dấu vết của giếng nước. Qua sử sách ta còn được biết, ngoài các công trình kể trên , còn có các công trình kiến trúc như Thái Miếu, Nhà ở của các quan....
b . kiến trúc tôn giáo:
Kiến trúc chùa tháp: do phật giáo bị hạn chế nên các chùa mới không được dựng thêm nhiều, nhưng việc trùng tu các chùa củ vẩn được duy trì. Năm 1434, chùa Bảo Thiên nổi tiếng từ thời Lí, Trần được xây dựng lại. Một số công trình khác như chùa Thanh Đàm, Chiêu Đô, Minh Độ, chùa Bút Tháp(Bắc Ninh) được tu sửa mở rộng.
Chùa Thầy được sửa lại năm 1499.... Trong các làng xã, dân làng cũng góp tiền để tu bổ chùa, phật điện của làng mình như chùa Bối Khê, chùa Quang Kháng, Minh Khánh(1515).... Chùa Keo ở huyện Vũ Thủ, Thái Bình là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc phật giáo. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lí. Sau đó được tu sửa lớn vào đầu thế kỷ XVII. Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian(hiện còn 128 gian). Có tường bao quanh bốn phía. Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục: Tam Quan Nội- Khu Tam Bảo thờ phật, khu điện thờ thánh,cuối cùng là gác chuông. Những công trình này có độ gấp mái liên tiếp với độ cao tăng dần và cao nhất là gác chuông bốn tầng cao 12 m.
Gác chuông Chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vưà chính xác, vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
Kiến trúc đền miếu để phục vụ cho nhu cầu thờ thần, thánh và các anh hùng dân tộc, nhà Lê đã ban hành sắc lệnh duy trì đền miếu thờ xâydựng từ các thời kỳ truớc. Ngoài ra nhà Lê còn cho xây dựng đền miếu nhiều nơi trong nước. Từ đền miếu thờ, những người có công với đất nước như Ngô Quyền, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo.... Cho đến những tấm gương trung quân ái quốc, các anh hùng liệt nữ cũng được xây dựng miếu thờ cúng.

Đến thời Lê Sơ, nho giáo đã thắng thế. Vì vậy bên cạnh việc tu sửa, trùng tu các công trình kiến trúc phật giáo,các đền miếu thờ, kiến trúc nho giáo cũng được chú ý xây dựng. Miếu thờ Khổng Tử và học trò giỏi của ông được xây dựng ở Thăng Long ở thời Lí nay cũng được mở mang vào những năm 1483, 1484, 1511. Các điện sáng nho, hai nhà bia.... Được xây dựng hoặc làm mới vào thời Lê Sơ. Tượng phật Bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay(chùa bút tháp ở Bắc Ninh) bằng gỗ, được tạc vào năm 1656 là pho tượng đẹp nhất trong số các pho tượng quan âm cổ ở Việt Nam.
Tượng: phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay
(chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh)
Đây là tượng đức phật với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ toạ lạc trên toà sen cao 2m(cả bệ cao 3,7m).Tượng đá được các nghệ nhân xưa thể hiện bằng nghệ thuật điêu luyện, kỷ thuật tinh sảo diển tả vẽ đẹp tự nhiên, hài hoà thuận mắt. Tượng thể hiện tư thế thiền định các cánh tay đưa lên trông như đoá sen đang nở. Vòng ngoài là những tay nhỏ(trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt) tạo thành vòng hào quang toả sáng xung quanh pho tượng. Toàn bộ tượng là một thể thống nhất trong cách diễn tả đường nét và hình khối khiên cho tác phẩm tránh được sự đơn điệu của phần lớn các pho tuợng phật.
Đến ngày nay, các công trình kiến trúc thời Lê như Văn Miếu cũng đã được sửa chữa nhiều lần bởi vây mà quy mô vá cấu trúc mặt bằng cũng được thay đồi. Phần lớn các công trình văn miếu ta thấy ở ngày nay được làm cuối thế kỷ XVIII và thời Nguyễn gần đây nhất, năm 2000, nhà nước đã cho tu sửa và làm lại nhà thái học trong khu văn miếu- Quốc Tử Giám với mục đích tìm lại vẻ đẹp hoàn thiện cho một khu di tích lịch sử nghệ thuật của Thăng Long ngàn năm văn hiến và khơi dậy truyền thống hiếu hoc của dân tộc.

c. kiến trúc lăng mộ.
Các lăng mộ thời Lê sơ tập trung ở Lam Sơn . Đây vừa là quê hương của nhà Lê vừa là nơi dấy cờ khởi nghĩa lớn, ở đây có sáu ngôi mộ cổ của các vua đầu triều lê như : Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông , Lê Nhân Tông , Lê Hiến Tông , Lê Túc Túc . Ngoài ra còn có mộ của các bà Hoàng Hậu và công chúa thời Lê như mộ bà Ngô Thị Ngọc Giao, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, công chúa Thụy Hoa.... nhưng có lẽ lăng lớn nhất ở khu Lam Kinh là lăng Lê Thái Tổ(Vĩnh Lăng).
Lăng Lê Thái Tổ được xây dựng đầu tiên và cũng là tiêu biểu cho kiến trúc lăng mộ thời Lê, lăng có kích thước 24x24,7m. Đồng thời đây cũng là lăng mộ lớn nhất trong số các lăng mộ ở Lam Kinh. đến thời Lê Sơ, lăng cũng còn rất đơn giản, quan trọng nhất là ngôi mộ đất có xây bỏ móng xung quanh. Dọc trên con đường dẫn vào mộ được sắp xếp hai dãy tượng đối xứng qua trục thần đạo. kể từ trong ra ngoài, các tượng được đặt theo thứ tự: quan hầu, lân, tê giác, ngựa và hổ ở ngoài cùng. Phía bên phải lăng có nhà bia Vĩnh Lăng.

Công trình này được tu sửa năm 1960 theo cách kiến trúc cũ, đến nay vẩn còn nguyên vẹn nhà bia không tường bao quanh chủ yếu là kết cấu các hàng cột chịu lực, đến mái. Toàn bộ nhà bia không xây tường bao quanh, chủ yếu là kết cấu các hàng cột chịu lực, đổ mái. Toàn bộ nhà bia có bố cục mặt bằng hình vuông, mổi cạnh 8,75m. Đây là một phần đáng kể trong kiến trúc lăng Lê Thái Tổ. Các lăng khác ở Lam Kinh đều có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên đến nay hầu như các công trình lăng mộ không còn ngưyên vẹn, tượng đá cái thì vỡ, cái thì bị di chuyển nên không còn giữ lại được nhiều dấu vết xưa. Phần lớn các lăng khi xây dựng đều có tường bao bọc trừ lăng Lê Hiến Tông.
Ngoài khu Lam Kinh, ở một số nơi khác cũng có lăng mô. Nhưng các lăng mộ này cũng có hiện trạng giống như lăng mộ ở Lam Sơn. Dấu tích của kiến trúc xưa hầu như không có gì đáng kể. Nhìn chung các lăng mộ thời Lê Sơ đã được chú ý xây dưng và quy tụ về một nơi. Tuy vậy phần lớn các lăng đều đều có kích thước nhỏ hơn so với thời trần và các thời sau. Về kiểu dáng cũng chưa có gì đặc biệt. Thành phần cấu trúc chỉ bao gồm: mộ, tượng trang trí, nhà bia. Thực sự các công trình này chỉ là nơi đặt mộ của vua hoặc hoàng hậu theo đúng tinh thần của tiến ngưỡng thờ phụng tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Lăng mộ của các vua đại việt ta thuở ấy không mang ý nghĩa thể hiện uy quyền của thiên tử như quan niệm của một số dân tộc khác ở phương tây và trên toàn thế giới.

Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lê Sơ
Cũng giống như các thời kì trước, ở thời Lê Sơ điêu khắc vẫn gắn bó mật thiết với kiến trúc. Với sự phát triển của các lăng mộ, những tác phẩm điêu khắc của thời Lê Sơ tìm được chủ yếu ở thể loại kiến trúc này . Đó là những tượng quan hầu ,tượng thú, là những hình chạm khắc trên các thành bậc cửa điện Kính Thiên ,đàn Nam Giao trên các bia ở lăng mộ và bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội).
a .Điêu khắc lăng mộ
Các lăng mộ thời Lê Sơ thường trang trí bằng 10 pho tượng chia làm 5đôi gồm :người ,lân.tê giác, ngựa, hổ....ở một số lăng muộn hơn có sự thay0 đổi nhỏ:tượng voi thay cho tương hổ ,còn các tượng khác vẫn giữ nguyên .
Những pho tượng này đều nhỏ . kích thước trung bình là 1,1 m đối vơi tượng người Và 0,60m với tượng thú.Một đặc điểm nổi bật , dễ dàng nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê Sơ có sự sắp xếp ,bố cục và kích thước đều nhau ở các lăng mộ ,bắt đâù từ lăng Lê Lợi .Vì vậy bố cục mặt bằng,số lượng và thể loại tượng ở lăng Lê Lợi trở thành mẫu mực .Các lăng thời kì sau cứ theo thế mà làm và cũng không thể thay đổi hoặc vượt qua hình mẫu,kích thước của Vĩnh Lăng. Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần nho giáo. Các lăng đều nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn . Quy mô của kiến trúc sẽ quy định quy mô, kích thước cho tác phẩm điêu khắc.

Với những pho tượng nhỏ bé như vậy,cách thể hiện cũng đơn giản ,bỉểu hiển ở cách tạo dáng, khối, đường nét.Tỉ lệ giữa các phần chi tiếtcũng chưa thật chính xác.tuy vậy giưã tượng nọ với tượng kia có sự thay đổi để làm rõ đặc điểm của từng hình tượng .Tất cả đều được tạo ra từ một khối đá. Hoa văn trang trí trên tượng ít.Từ cách tạo hình đến đường nét trên các pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian .Tinh chất nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình tượng, cách sắp xếp đôí xứng qua thần đạo
Nhưng tác giả của các pho tượng đó lại chính là những người thợ xuất thân từ nông dân hoăc những người lao động bìng thường.Vì vậy khi làm ra các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan điểm ,thị hiếu thẩm mĩ dân gian .Tuy vậy tính chất nàycó thể thay đổi ở từng lăng ,từng thời gian khác nhau. Nếu xét trên Tổng thể 100 năm tồn tại của nhà Lê, phong cách có sự chuyển biến ,thay đổi theo một quy luật nhất định .Thời kì đâù,điêu khắc của Lê Sơ vẫn là sự kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật Lý ,Trần. Điều này thể hiện rõ trong điêu khắc ở lăng Lê Thái Tổ.Lăng Lê Thái Tông làm năm 1442và phong cách điêu khắc ở lăng này biểu hiện sự chuyển tiếp từ Lý ,Trần sang Lê tuy chưa rõ nét .Có thể nói , phong cách điêu khắc Lê Sơ đã thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông .

Đây cũng chính là thời kì phát triển cực thịnh của phong kiến Lê Sơ. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ , nuột nà,cầu kì hơn nhiều điêu khắc thời trước đó .Tính dân gian giảm dần,ngược lại tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẳm .Mặc dù vậy, thời gian trôi qua ,điêu khắc Lê Sơ đã để lại một phong cách riêng biệt thể hiện trên các tác phẩm còn lại đến ngày nay.phong cách đó tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc .Gía trị của nó chính là được thừa kế và phát triển trên truyền thống và cơ sở dân gian hình thành từ các các thời kì trước .Đó là sự mềm mại ,tinh tế trong đường nét, chặt chẽ ,khái quát và mang tính biểu hiển ,tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của các tác phẳm điêu khắc.Một trong những tác phẩm điển hình là bia Vĩnh Lăng . Đây là một tấm bia đá tương đối lớn, còn nguyên vẹn .Bia được đặt trên lưng một tượng rùa có kích thước tương đương. Bia Vĩnh Lăng cao 2,80m,rộng 1,92m và dày 0,27m.Trong khi đó tượng rùa cao 0,80m,dài 3,58 và rộng 1,94m.Điều đáng chú ý là các tác giả thời Lê Sơ đã ghép được bia vào tượng rùa bằng một kĩ thuật đặc biệt.Vì vậy suốt bao nhiêu năm tồn tại ,bia lăng mộ vẫn được gắn vững chãi với bệ rùa trông như tác phẩm bia và thần rùa được tạo ra từ một khối đá lớn.Trang trí trên biaVĩnh Lăng vẫn được làm theo truyền thống xưa.Diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng con rồng bố cục trong nửa lá đề nối tiếp nhaugiống như thời Lý.Vũ cơ bản hình tượng rồng trên bia Lăng Vĩnh có nhiều đặc điểm giống rồng thời Lý,Trần. Cũng những khúc uốn thoăn thoắt, nhịp nhàng, cũng hình lá thiêng bốc lên như ngọn lửa....
Nhưng nếu đi vào chi tiết thật kĩ lưỡng cũng nhận thấy nhiều sự thay đổi . ở đây không thấy cái đẹp về tỉ lệ như rồng Lý, các nét uốn cũng không tinh xảo, điêu luyện và thiếu sự đều đặn ,uyển chuyển.Tuy vậy những hình tượng đó vẫn giữ được nét cơ bản về tinh thần của rồng Lý và Trần.Hay nói cách khác con rồng vẫn là một mô típ ,một hoa văn trang trí được tạo bởi trí tưọng tượng phong phú và đậm chất triết lý của cha ông ta .Trên trán bia Vĩnh Lăng ta bắt gặp mô típ rồng chầu rồng. Đây là một mô típ quen thụôc của thời Lê Sơ thể hiện một đặc điểm về đề tài trang trí giữa trán bia là một hình vuông, trong là hình tròn và trung tâm là con rồng được sắp xếp bố cục cân đối, chặt chẽ.
ở đây ta gặp một số khái niệm: vuông, tròn và con rồng. Liệu các tác giả làm nghệ thuật điêu khắc này đã suy nghĩ gì khi tạo ra một mô típ trang trí đẹp và mang nhiều ý nghĩa như hình trên.Vuông ,tròn ở đây liệu có phải giống như quan niệm của dân tộc ta về trời đất,vũ trụ.Và trung tâm của trời đất, vũ trụ ấy chính là ông vua đươc biểu hiện qua hình tượng con rồng. Hình tượng con rồng ở đây đã có cách tạo hình khách với thời Lý,Trần: Từ khúc uốn văn vỏ đỗ,đến các chi tiết như vây,sừng,chân,móng....tất cả tạo nên sự uy nghiêm,bề thế cho hình tượng rồng. Hình vuông, hình tròn và con rồng được "đặt" trên nền của hoa văn mây hình nấm linh chi,sắp xếp cân đối và thoáng,hoạt ở các góc.các bia ở lăng Lê Thánh Tông (1498),lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao và lăng Lê Hiến Tông (1505) không còn vẻ đẹp chân thực, sống động và thoáng đạt như bia Vĩnh Lăng nữa .Thay vào đó là sự dày đặc,cầu kỳ về đường nét và cách tạo hình .Đường nét thì sắc nhọn, dứt khoát. Bố cục thì cầu kì, rối mắt_cái đẹp có vẻ trau chuốt, tỉ mỉ.Trên toàn bộ trán và diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng rồng .Từ thời Lê Thánh Tông,Con rồng được thể hiện mang đặc điểm của rồng thời Lê Sơ .Có thể nói nó đã thoát ra khỏi hình dáng, cách biểu hiện của rồng thời Lý,Trần và xứng đáng tiêu biểu, bôc lộ rõ đặc điểm phong cách rồng thời Lê Sơ.Đó là vẻ đẹp sống động, tự nhiên, hiện thực, khoẻ mạnh và dữ tợn hơn. Đến đây con rồng đã trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho sức mạnh,uy quyền của vua.Vì vậy có thể nói điều này phần nào do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo .Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn,mạnh mẽ. Ngoài mô típ rồng chầu rồng, ta còn gặp nhiều mô típ rồng chầu khác như rồng chầu chữ phật, rồng chầu mặt trời, rồng chầu lá đề....tuy vậy,những mô típ trang trí kể trên không có trên trang trí bia ở lăng mộ ,mà chủ yếu là trên bia ở chùa, các tiến sĩ ở Văn Miếu lại không trang trí hình rồng mà chỉ co hình mặt trời, mây, hoa lá và sóng nước .
Ngay cả kích thước các bia ở Văn Miếu cũng nhỏ hơn lăng các vua và hoàng hậu.Như vậy ta thấy có một sự quy định rõ rãng của hình tượng rồng trong thơi kì Lê Sơ .Từ sự quy định này cho thấy sự phân chia đẳng cấp theo tinh thần nho giáo được thể hiện khá rõ ràng trong nghệ thuật.Hình tượng con rồng không chỉ là một hình tượng được tạo ra do trí tưởng tương phong phú ,bay bổng của cha ông ta về môt con vật thiêng nữa .Nó đã thực sự tượng trưng cho vương quyền mà không dành cho những nơi dân dã bình thường.Kể cả ở Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử cũng không vi phạm quy định này .Ngoài hoa văn hình rồng tiêu biểu, trong chạm khắc thời Lê Sơ còn có môt số đề tài khác như : Hoa văn hoa thị bốn mùa, sóng nước, mây, hình nấm linh chi, hoa sen....tất cả đều được thể hiện khác với các hoa văn cùng loại của thời kì Lý,Trần.

Biểu hiện đó là hoa văn sóng nước .Hoa văn sóng nước thường được chạm ở diềm, chân bia.ở bia Vĩnh Long vẫn là sóng nước hình núi nhưng cao hơn và nhiều đường song song hơn. ở mặt bên bia ở lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao lại là sang nước trường và sang bạc đầu . Phía sau lại trồi cao như ba ngọn núi, phía trên là hoa văn mây bay thành dải.Đây là hình thức sóng nước đặc biệt của thời Lê Sơ
    b. Chạm Khắc Trang tri.
Chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo .Các thành bậc bằng đá, bia đá đều được chạm khắc
Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật , đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống ruợu....được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng. Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trổ nga đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc ,trở thành tài san quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc.

Nói về hình tương con rồng trên bia đá .
Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi ,trang trí hình rồng bên cạnh các hoạ tiêt sóng ,nước, hoa, lá....
Trên lăng vua Lê Thái Tổ, ở cảc hai mặt trên bán bia được chạm khác hàng chục hình rồng lớn nhỏ.Sự hiện hình rồng thời Lý-Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh.
Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng. Còn ở nửa sau thời Lê,hình dáng của rồng mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuât thời Lê.
c. Nghệ Thuật Gốm.
Đồ gốm thời Lê kế thừa tinh hoa của nghệ thuật gốm thời Lý-Trần nhưng có nét độc đáo mang đậm chất dân gian .
Gốm thời Lê vừa có nét trau chuốt khoẻ khoắn trong nét tạo dáng,vừa có các hoạ tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực.
     d. Tượng Rồng ở Thành Bậc Cửa Điện Kinh Thiên .
Đây là những tác phâm điêu khắc đá của thời Lê Sơ còn lại khá nguyên vẹn.Thành bậc cửa được chạm hinh tượng rồng bò xoài theo chín bậc cấp, đầu rồng nhô cao, các chi tiết trên đầu rồng được thể hiện rõ ràng :Bờm tóc mượt, mềm mại chảy về phía sau ,kết hợp với các khúc uốn đều đặn tạo ra vẻ đẹp độc đáo cho hình tượng rồng. Các hoa văn được diễn đạt với đường nét chạm điêu luyện, tinh tế .Hình được cách điệu cao với nhiều nét cong xoắn nhịp nhàng, cân đối, bố cục hình chặt chẽ, tỷ lệ giữa mảng đặc trống hợp lý tạo ra sự hài hoà về đậm nhạt .Xen lẫn hoa văn sóng nước, các nghệ nhân tạo hình Vịt cách điệu nhưng rất sống động và thể hiên rõ những đặc điêm của hình tượng.
Cũng chủ đề, đề tài đó nhưng qua nét đục chạm, bàn tay tài hoa của người Việt Nam được chi đạo bởi ý thức dân tộc nên thẩm mỹ của người Việt vẫn được thể hiện rõ nét .Phong cách Lê Sơ có thể nói bắt đầu định hình rõ nét trên các tác phẩm của thời kì Lê Thánh Tông.Càng về cuối thời Lê Sơ phong cách đó cành bộc lộ sâu sắc.
    3. Nghệ Thuật Hội Hoạ Thời Lê Sơ:
Cũng giống như các thời kì trước ,tranh của thời kì Lê Sơ hầu như không còn giữ được đến ngày nay.Việc tìm hiểu nghệ thuật qua thơ,qua sử sách lưu truyền đã trơ nên quen thuộc khi nghiên cứu về hội hoạ thời phong kiến .Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông đứng đầu đã tập hợp nhiều văn sĩ của thời Lê Sơ .Qua nhữnh bài thơ của họ trong "Hồng Đức Quốc Âm Thi Tâp" có thể chứng minh cho sự có mặt của nghệ thuật hội hoạ thời Lê Sơ bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác.Nhiêu bức tranh được "xem"qua như tranh vẽ hoa mai ,hoa sen....cùng với thể loại tranh phong cảnh ,thời Lê còn có nhiều tranh vẽ theo đề tài ca ngợi tình bạn ,tình người tri kỷ.đó là các tranh vẽ "Bá Nha Gẩy Đàn", "Chim Núi Gọi Người"....
Đặc biệt thể loại tranh chân dung dã phát tiển từ các thế kỉ trước nay vẫn được chú trọng.Đó là tranh chân dung của những người nổi tiếng trung quân ái quốc .Đồng thời cũng là hình thức ban thưởng của vua đối với người mình yêu quý ,mến mộ tài năng ,đứcđộ.Bức tranh được nhắc đến nhiều hơn cả là tranh chân dung Nguyễn Trãi.Sau vụ án "Lệ Chi Viên"vơi hình thức "chu di tam tộc"Nguyễn Trãi được minh oan ở thời Hồng Đức .Vua Lê Thánh Tông sau khi minh oan cho ông, đã cho vẽ chân dung ông để lưu truyền lại đời sau, đây có lẽ la một bức chân dung vẽ theo lối tượng trưng, lí tưởng hoá va dựa trên cơ sở mô tả của những người biết về Nguyễn Trãi .
    Các nhà nghiên cứu mĩ thuật còn đưa ra một chứng minh về hình vẽ của thời Lê Sơ .Đó là những hình vẽ trên đồ gốm của thời kỳ này.Có thể nói các hình vẽ này khá phong phú về thể loại và có bút pháp rất đặc biệt .
    Hình vẽ ở đây có thể là môt hình đơn lẻ ,cũng có thể là một đồ án trang trí được bố cục chặt chẽ, đậm nhạt phong phú,đường nét sinh động.Thường là các dải hoa văn ngang ,vòng quanh thân gốm .Thỉnh thoảng cũng có những tác phẩm gốm được trang trí chia thành các ô dọc .Mỗi ô là một đồ án trang trí như liễn gốm có đồ án hoa sen dưới đây.
    Điều đáng chú ý ở đây là độ đậm nhạt thể hiện qua từng nét bút,xem hình vẽ ta co thể hình dung ra cách đặt nét bút bắt đầu từ đâu và kết thúc ở chỗ nào ,căn cứ trên độ đậm nhạt của nét vẽ khi nghiên cứu các hình vẽ trên đồ gốm càng cho ta lòng tin về sự phát triển của hội hoạ thời Lê Sơ .Với tài năng sáng tạo thể hiện qua kiến thức điêu khắc đồ gốm còn lại đến ngày nay thì chúng ta tin rằng ông cha ta không thể không sáng tạo ra các tác phẩm tranh vẽ .Vì vậy cũng không thể đi sâu hơn vào loại hình nghệ thuật này.
Trải qua 100 năm tồn tại lịch sử và mĩ thuật thời Lê Sơ có sự chuyển biến và phát triên theo một chiều hướng khác .Một mặt nó kế thừa những tinh hoa truyền thống trong mỹ thuật thời Lý –thời Trần .Mặt khác do sự thay đổi của hoàn cảnh XH nên mỹ thuật Lê Sơ mang môt phong cách riêng biệt .Trong môt số tác phẩm từ thời Lê Thánh Tông về sau có nhiều ảnh hưởng của tinh thần nho giáo .Tuy vậy phong cách nghê thuật Lê Sơ vẫn không xa rời với truyền thống dân tộc .Có thể vì tính chất chính thống Nho Giáo thể hiện ở nội dung ,đề tài nhưng hình thức thể hiện vẫn mang nét chân thực ,đơn giản ,giàu chất sống động ,hồn nhiên.
Chúng ta có thể nói mỹ thuật Lê Sơ là một dấu gạch nối giữa nguồn mỹ cảm dân gian thời Trần với những thế kỉ sau ,là tiền đê cho một thời đại huy hoàng của nghệ thuật dân gianViêt Nam với những sáng tạo kì diệu.

Mỹ thuật thời Trần

Mỹ thuật thời Trần


I. Sự thành lập triều Trần và những nét khái quát về xã hội thời Trần .
1, Sự thành lập triều Trần:
Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu. Các vua lên ngôi khi còn bé như vua Lý Anh Tông làm vua khi 5 tuổi, Lý Cao Tông 2 tuổi… Quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trước tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý. Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và Nam Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành trong tay triều đình đều nằm trong tay viên quan diện tiền Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Cuối cùng ngày 12 tháng chạp năm ất Dậu (11/1/1226) dưới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Triều Trần chính thức được thành lâp, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ 1226 đến 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng: nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý. Mặc dù vậy với thời gian 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự thay đổi. Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian. Theo một số tài liệu cho biết: "Sau di tích cuối cùng của thời Lý có niên đại cụ thể là chùa Linh Xứng năm 1126, nếu chỉ bằng vào sử sách thì khoảng hơn một thế ký sau mới thấy di tích có niên đại là chùa Phổ Minh 1262 và lăng Trần Thủ Độ năm 1264, mà thật chắc chắn thì đến thế kỷ XIV mới thấy phổ biến các di tích thời Trần "
. Những nét khái quát về xã hội thời Trần
ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần. Nhà Trần thay thế nhà Lý, ổn định trật tự trong nước, các phe phái đối kháng đã thu phục chính quyền trung ương. Bộ máy chính quyền được xây dựng có hệ thống từ trung ương tới các địa phương.
Nho giáo tuy chưa phát triển mạnh như Phật giáo, nhưng với cơ sở từ thời Lý sang thời Trần, nhà nước cũng rất chú trọng đến việc học hành, thi cử chọn nho sỹ có tài. Nhiều nhân tài được đào tạo trong thời Trần như Chu Văn An, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh ..vv.. Năm 1232, nhà nước cho mở khoa thi Thái học sinh để chọn nhân tài. Chữ Nôm ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo vẫn được phát triển mạnh, kế tiếp truyền thống từ thời Lý. Mặt khác ở thời Trần còn có phái thiền do người Việt Nam sáng lập ra. Đó là phái Trúc Lâm với 3 vị tổ: Trần Nhân Tông- Pháp Loa và Huyền Quang. Phật giáo ngày càng hoà hợp và gần gũi với đời sống dân gian. Chùa tháp vẫn được xây dựng nhiều, trong các làng xã cũng có nhiều ngôi chùa đẹp tuy quy mô không lớn như thời Lý.
Về kinh tế, nhà nước chú trọng khuyến khích nông nghiệp phát triển. Quân đội nhà Trần vẫn được tổ chức theo chế độ " ngụ binh ư nông"để góp thêm lực lượng sản xuất nông nghiệp. Kinh tế thành thị cũng song song phát triển kéo theo sự thịnh vượng của kinh tế hàng hoá, giao thông… Tất cả những điều đó đã góp phần làm cho nhà nước phong kiến thời Trần ngày một vững mạnh hơn. Cũng ở thời gian này, ở phương Bắc đế quốc phong kiến Mông Cổ đang phát triển mạnh và tìm cách bành trướng thế lực ra nước ngoài. ở Châu Âu, Mông Cổ đã chiếm từ bờ biển Thái Bình Dương tới Hắc Hải, thậm chí đến cả Đại Tây Dương. Năm 1271 chúng chiếm được Trung Quốc lập ra triều đại nhà Nguyên. Sau đó chúng có ý đồ chiếm Việt Nam và cả vùng Đông Nam á. Suốt từ 1258 đến 1285, 1287 chúng đã 3 lần đem quân đánh chiếm Đại Việt song cả 3 lần đều thất bại nặng nề. Chiến thắng Mông Nguyên một lần nữa đã khẳng định truyền thống yêu nước và ý chí của dân tộc ta. Đồng thời đưa uy tín và ảnh hưởng của nước ta lên cao hơn. Mặt khác, trong xã hội Đại Việt thời đó cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Chế độ nông nô, nô tì tan rã, dần dần biến các nông nô thành những người nông dân tự do. Nhà nước chú ý hơn tới việc "nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".
Tất cả những điều kiện xã hội đó đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển mĩ thuật của thời Trần và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho văn hoá nghệ thuật dân gian phát triển, tạo nên đặc điểm riêng biệt cho mĩ thuật thời Trần.
2.2. Một số đặc điểm của mĩ thuật thời Trần
2.2.1. Sự thừa kế những tinh hoa văn hoá thời Lý
Nhà Trần kế tiếp ngay sau thời Lý. Vì vậy khi bắt đầu được thành lập, nhà Trần thừa hưởng toàn bộ gia sản văn hoá thời Lý nhất là về mặt kiến trúc. Mãi đến sau kháng chiến chống quân Nguyên Mông, kinh thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề đến năm 1289 nhà Trần mới cho xây dựng lại kinh đô. Các công trình kiến trúc từ thời Lý như tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích… vẫn còn tồn tại sừng sững và đẹp đẽ. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý là cơ sở, nền móng cho mĩ thuật thời Trần phát triển. Mĩ thuật có sự thay đổi về phong cách phù hợp với diều kiện, hoàn cảnh xã hội mới. Tuy vậy cũng không thể có ngay một phong cách khác, mà cần có thời gian. Sự chuyển biến về phong cách sẽ diễn ra từ từ trên cơ sở thừa kế những tinh hoa của văn hoá nghệ thuật thời Lý. Điều này có thể thấy rõ qua một số tác phẩm và hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, nhất là trong nghệ thuật chạm khắc trang trí. Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi. Trong chạm khắc ta lại gặp những nội dung đề tài quen thuộc. Đó là sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời…. Về hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất. Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý.
Hình rồng trên viên gạch thuộc hoa chùa Hoa Yên – Yên Tử – Quảng Ninh, vẫn mang những nét điển hình của rồng thời Lý như sự đều đặn, uốn lượn nhịp nhàng và sự mềm mại của đường nét. Đề tài rồng được thể hiện trong các mô típ đã được sử dụng nhiều trong mĩ thuật thời Lý như rồng châu vông sáng. Một số hao văn lá vẫn mang tính cách điệu cao như hình lá dương xỉ trang trí trên bệ đá chùa tháp Phổ Minh (Nam Định).
Nhìn chung những chạm khắc trang trí thời Trần vẫn mang phong cách mềm mại, nhẹ nhàng, bộc lộ trí tưởng tượng phong phú và tài năng sáng tạo của ông cha ta. Những nét tinh hoa của văn hoá tạo hình thời Lý vẫn trở lại trên các tác phẩm mĩ thuật thời Trần. Phải chăng đó không phải là đặc điểm của mĩ thuật thời Lý mà còn chính là đặc điểm mang tính dân tộc đậm đà của người Việt, mặc dù thời gian có thay đổi. Nói như vậy cũng không có nghĩa là đồng nhất mỹ thuật thời Lý và thời Trần, mà trên cở sở tinh hoa văn hoá Lý, mỹ thuật Trần lại phát triển trong điều kiện xã hội hội có nhiều biến thiên khác với thời Lý. Do đó bên cạnh việc kế thưà về văn hoá, nghệ thuật các nghệ nhân thời trần còn sáng tạo nhiều công trình tác phẩm mỹ thuậtđặc sắc và mang một phong cách riêng của thời Trần. Mặc dù vậy, những nét dân tộc vẫn được thể hiện rõ trong mỹ thuật thời Trần.
2.2.2. Những thay đổi và sáng tạo trong mỹ thuật thời Trần
. Nghệ thuật kiến trúc
Kiến trúc thời Trần lúc đầu được thừa kế thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ 1262 trở đi, vớikiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mỹ thuật của thời Trần. Sự thay đổi về quan niệm đã dẫn đến sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.
Qua dấu vết còn lại của một số ngôi chùa thời Lý cho thấy các chùa thời Lý thường được xây dựng ở những nơi đất cao và có cảnh đẹp như ở chân núi, trên núi…Vì vậy mặt bằng các chùa thời Lý thường được trải dài trên ba bốn bậc cấp và cao dần. Sang thời Trần, các chùa tháp đượcphân bố rộng rãi trên cả nước, tuy vậy nhiều hơn cả là những công trình được dựng lên ở ven triền sông của vùng đồng bằng như Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh… Vì lẽ đó, bố cục mặt bằng chùa thời Trần cũng có thể có nhiều kiểu. Chùa Yên Tử, trung tâm của phái Trúc Lâm tam tổ được xây dựng trên núi, do đó phải bạt núi để xây dựng thành cụm chùa riêng theo từng cấp bậc. Lối kiến trúc này gần giống với lối kiến trúc của chùa Phật Tích, chùa Dạm thời Lý. Tuy vậy, còn có thể có bố cục theo kiểu " nội công ngoại quốc" có nghĩa là 3 toà Tiền Đường,Thiên Hương, Thượng Điện được sắp xếp theo kiểu chữ công ( ) hành lang bao quanh giống như chữ quốc ( ). Kiểu bố cục mặt bằng này sẽ gặp hiều hơn trong kiến trúc các thời kỳ sau. Qua đó cho thấy có những thừa kế và sự sáng tạo trong phong cách mỹ thuật thời Trần. Cùng với kiến trúc thời Lý, kiến túc thời Trần đã làm phongphú thêm, hoàn chỉnh thêm kiến trúc Phật giáo nói riêng và đóng góp cho kho tàng kiến trúc dân tộc nhiều công trình có giá trị cao.
Tháp thời Trần được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, có nhiều tầng, nhỏ dần về phía ngọn. Tầng dưới cùng thường cao nhất có thể từ 2 đến 2,2 m. Bề ngoài thường được trang trí bằng nhiều hình tượng. Tháp có hai loại thờ Phật, thờ Tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ ( tháp mộ). Đứng ở dưới đất ngước nhìn lên, ngọn tháp như vươn tới trời cao. Cây tháp như nét nối giữa trời và đất. Từ đó, những điều cầu nguyện, những mong muốn sự tốt lành cho con người sẽ đến được với Đức Phật. Có thể vì lẽ đó, mà tháp thường đứng với kiến trúc chùa và có chiều cao hơn ngôi chùa rất nhiều. Căn cứ trên các ngôi tháp còn lại ở thời Trần như tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn… thì chiều cao của tháp thường gần bằng hoặc bằng chu vi chân tháp ( có nghĩa là tỷ lệ giữa các cạnh đáy và chiều cao xấp xỉ tỉ lệ 1/4 ).
Cùng với kiến trúc Phật giáo, trong thời Trần hai loại kiến trúc cung đình và kiến trúc lăng mộ cũng rất khá triển.
Năm 1289, nhà Trần cho xây dựng lại kinh thành Thăng Long. So với thời Lý, kinh thành Thăng Long thời kỳ này đựơc mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện, lầu gác. Trước đó,( năm 1253) nhà Trần cho mở Quốc Học Viện đẩy mạnh việc thi cử, học hành. Ngoài ra, ở vùng quê hương Nam Định còn xây dựng phủ Thiên Trường với quy mô tương đối lớn trong thời gian từ 1262 đến 1264. Ngày nay các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều dấu vết của khu cung điện đó. ở đây có khu Trùng Quang được to lớn và đẹp đẽ được Trần Nguyên Đán ví như cung điện nhà Hán, ngoài ra còn có nhiều cung điện làm chỗ nghỉ và làm việc cho các vua, các Thái Thượng Hoàng. Nơi đây có trường học, chùa Tháp Phổ Minh… Tất cả các công trình đó làm cho phủ Thiên Trường trở thành nơi đô hội sầm uất, thịnh vượng của nhà Trần.
Cuối thời Trần, lợi dụng sự suy yếu của giai cấp thống trị của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã nuôi âm mưu cướp ngôi của nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã ép vua Trần Thuận Tông dời đô về Vĩnh Lộc – Thanh Hoá và xây dựng ở đây một kinh đô mới, đó là thành Tây Đô. Năm 1400, khi đã lên ngôi, Hồ Quý Ly vẫn coi đây là kinh đô cho nước Đại Ngu của mình.
Kiến trúc cung đình thời Trần có 3 công trình lớn như kinh thành Thăng Long, Phủ Tây Đô và Phủ Thiên Trường( Nam Định). Ngoài hai thể loại kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo, thời kỳ này đã bắt đầu có những kiến trúc lăng mộ của các vua hoặc quan lớn như: Trần Thủ Độ cũng được xây lăng ở Hưng Nhân ( Thái Bình ) . Mặc dù vậy về kiểu dáng cũng chưa có gì đáng kể. Phần lớn các lăng ngày nay đã bị tàn phá, không còn được nguyên vẹn và việc xác định vị trí lăng rất khó. Tài liệu thì không còn nhiều, tuy vậy cũng có một số tài liệu nhắc đến khu lăng mộ của Trần Thủ Độ ở Thái Bình, lăng vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông ở An Sinh - Đông Triều – Quảng Ninh…
. Nghệ thuật điêu khắc:
    
Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn liền với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng sấu, tượng rồng. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú vừa mang tính chất trang trí cho lăng mộ vừa là người canh gác, hậu cần giữ cho trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm…thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được lại tập trung ở các khu lăng mộ là chính.
Trong số những tác phẩm điêu khắc còn lại của thời Trần có rất nhiều tượng đá. Tượng Phật thì hầu như chưa tìm được tác phẩm nào, nhưng bệ đá hoa sen thì lại tìm được khá nhiều như bệ đá chùa Ngọc Đình (1374), chùa Bối Khê (1382)…
Theo nhiều nhà nghiên cứu mĩ thuật thì những bệ đá hoa sen có thể là bệ tượng Phật hoặc để bày đồ lễ và thường được đặt ở vị trí tôn nghiêm nhất trong chùa. Bệ đá hoa sen thường được thể hiện là một khối chữ nhật, phần trên cùng chạm hai lớp cánh sen, phần tiếp theo thu nhỏ lại, bốn góc tạo hình bốn con chim thần. Các mặt chia ô chạm rồng, mây, hoa, lá… Dưới cùng là bế đệ
Trong một số lăng mộ của vua quan thời Trần có những con vật gần gũi với đời sống người dân như con trâu, con chó… bên cạnh những đề tài chính thống khác như tứ linh… Mặc dù vậy ngay cả trong những pho tượng thể hiện đề tài chính thống vẫn bắt gặp những nét dân gian, chất hiện thực sinh động và biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ. Trên các pho tượng thời Trần, trang trí hoa văn đơn giản và bớt đi nhiều so với thời Lý.
Các tác phẩm chạm khắc, trang trí vẫn thể hiện những đề tài quen thuộc như : rồng, mây, sông nước, hoa lá… Tuy vậy cũng có một số thay đổi như đề tài thể hiện tổng hợp: đầu rồng, sừng tê, ngọc báu… Hình tượng các cô tiên dâng hương, dâng hoa đều thể hiện trong hình thức nửa người, nửa chim rất phong phú và sinh động. Hình tượng này gặp nhiều trong các trang trí ở chùa Lạc Thái – Hải Hưng. Mật độ các hoa văn trang trí thoáng hơn, đường nét bớt sự đều đặn và phóng khóang hơn. ở một số nơi còn trang trí các đề tài mang đậm chất dân gian như tác phẩm: " Dê, hoa, lá" ở bệ tượng phật chùa Bối Khê (1382) – Hà Tây.
Hình tượng rồng mặc dù về cơ bản vẫn giữ nhiều nét kế thừa rồng thời Lý song trong cách thể hiện lại có nhiều sự thay đổi. Các uốn khúc không còn đều đặn, thoăn thoắt mà khúc doãng, khúc mau tạo sự sống động và hiện thực cho con rồng thời Trần. Những nét mềm mại trong con rồng thời Lý bớt đi nhiều, thay vào đó là nét mập mạp, khoẻ khoắn và cứng cáp hơn. Một vài chi tiết như chân, đầu móng rõ ràng khúc chiết hơn.
Có thể so sánh ở nhiều tác phẩm, nhiều thể loại nghệ thuật để thấy rõ sự thay đổi trong phong cách sáng tạo của thời Trần dựa trên những cơ sở tinh hoa nghệ thuật được tiếp thu của thời Lý. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ trong mỹ thuật thời Trần.
.Nghệ thuật hội hoạ:
Bên cạnh những tác phẩm chân dung mang tính chất lý tưởng như bức tranh chân dung 72 người học trò vủa Khổng Tử, thời Trần còn có bộ tranh chân dung của những người có công trongcuộc kháng chiến chống quan Nguyên Mông. Những bức tranh đó được tập trung trong bộ " Trung hưng thực lục". Trong đó có ghi rõ tiểu sử, chép truyện và vẻ hình. Đây là một bộ sách có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao. Song rất tiếc là đến nay vẫn chưa tìm thấy được tranh, mà chỉ lưu truyền những câu thơ vua ban khi tặng tranh. Qua đó chúng ta biết được một di sản văn hoá của dân tộc rất quý giá mặc dù không thể thưởng thức trực tiếp được. Những bài thơ đó chứng tỏ một điều rất rõ ràng là cùng với sự phát triển của kiến trúc và điêu khắc thời Trần cũng có nhiều tác phẩm đánh dấu sự phát triển của hội hoạ.
Cuối thế kỷ XIV, tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh mưu đồ phản loạn, vì thế vua Trần cho vẽ tranh "tứ phụ" nêu gương bốn người có công giúp vua dựng nghiệp lớn như: Tô Hiến Thành, Chu Công Hoắc Quang và Gia Cát Lượng . Năm 1394, vua ban tặng cho Hồ Quý Ly và mong Hồ Quý Ly sẽ noi theo tấm gương của những trung quân này. Bộ tranh chân dung này có lẽ cũng được vẻ theo lối tượng trương, mang tính lý tưởng hoá.
Năm 1396, nhà nước cho ban hành tiền giấy. Trên các đồng tiền giấy đầu tiên có vẽ hình công, sóng nước, mây, phượng, rồng, tuỳ theo giá trị tiền từ 10 đồng đến 1 quan tiền. Điều này cũng phần nào cho biết rõ thêm về hình vẽ thời Trần.
Ngoài ra qua thơ còn cho biết số tranh vẽ của thời kỳ này như bài: " Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ " trong Hoàng Việt thi văn tuyển ( Hà Nội- 1957 trang 75). Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được nội dung đề tài của bức tranh và sự thông cảm của tác giả trước nổi khổ của nhân dân. Bài thơ vịnh tranh vẽ con Hạc vừa bay vừa quay đầu lại cũng gồm bốn câu. Hai câu đầu nhà thơ cho thấy hình vẽ trong tranh đó là: " Phất phơ rặng trúc, đá một toà - Thung thăng vỗ cánh biếng bay xa". Hai câu thơ sau bộc lộ sự triết lý, sự suy tư của nhà thơ trước hình tượng trong tranh vẽ, liên hệ với cuộc sống cách ứng xử trong cuộc đời: " Ngoảnh cổ quay đầu không phòng nạn – E khi trước mắt lưới giăng ra"
Thời Trần đã trôi quakhá lâu, sốlượng tác phẩm không còn nhiều. Tuy vậy, qua nhiều nguồn tư liệu và sự dày công nghiên cứu của nhiều nhà lý luận mỹ thuật cũng làm rõ những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ thơì Trần. Qua đó thế hệ cháu con cảm nhận được giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước. Đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời. Nếu phong cách mỹ thuật thời Lý bộc lộ rõ tính tư tưởng hoá, mẫu mực, đường nét mềm mại, nhịp nhàng, chau chuốt thì mỹ thuật thời kỳ Trần mang đậm nét hiện thực, sống động, khoẻ khoắn, đơn giản. Mặc dù vậy, cả hai thời kỳ Lý và Trần mĩ thuật Phật giáo đều tiêu biểu. Do đó, dù có sự khác nhau
về phong cách mỹ thụât của hai thời kỳ này cũng có nhiều nét tương đồng, biểu hiện nét mỹ thuật dân tộc
2.3. Những tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của thời Trần
2 .3.1. Chùa, tháp Phổ Minh (Lộc Vượng – Nam Định )
Chùa Phổ Minh là một trong nhữmg công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Trần. Chùa được xây dựng từ thời Lý, sang thời Trần chùa được xây dựng mở mang hơn. Chùa Phổ Minh nằm trong vùng đất của Phủ Thiên Trường. Năm 1262, khi bắt đầu xây dựng chùa có quy mô khá lớn. Ngày nay, trải qua hơn 700 năm chùa đã được tu sửa nhiều lần. Di tích còn lại là tháp Phổ Minh, một số thành bậc cửa bằng đá chạm rồng, sấu, bộ cánh cửa nhà tiền đường có chạm rồng.
Chùa Phổ Minh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Hai bên chùa có hai dãy hành lang, mỗi dãy dài 12 gian . Phía sau chùa còn có một số công trình nối tiếp nhau thành dãy nhà Tổ, điện mẫu và nhà Tăng. Lối kiến trúc này trở nên quen thuộc và hoàn thiện vào các thời kỳ sau. Trước điện thờ Phật là cây tháp cao 21,20m, đáy hình vuông có cạnh là 5,20m. Chùa Phổ Minh có 14 tầng, tầng dưới cùng cao nhất, các tầng trên thu nhỏ dần lên về phía ngọn. Nhiều viên gạch xây tháp có khắc dòng chữ: " Hưng long thập tam niên" tức năm 1305. Như vậy, cây tháp được xây dựng chừng sau chùa rất nhiều năm. Đặc biệt, ở các tầng trên được xây dựng bằng gạch. Mặt ngoài của viên gạch được chạm hình rồng. Cây tháp vươn cao, màu gạch đỏ nổi bật trên nền cây xanh và in bóng xuống mặt ao phía trước. Tất cả hoà hợp tạo nên một tổng thể hài hoà, cân đối giữa kiến trúc do con người tạo nên và cảnh quan môi trường xung quanh.

Tháp Phổ Minh ( Nam Định)
Tháp Phổ Minh không những đẹp về tổng thể kiến trúc mà đi sâu vào chi tiết càng thể hiện tài năng kết hợp trang trí với kiến trúc của ông cha ta. Tầng dưới cùng được bắt đầu trang trí bằng hai lớp cánh sen ngửa và úp gợi cho ta cảm giác cây tháp được xây dựng tren một đoá sen. Quanh cửa tháp ở 4 hường, các chân cột góc của tầng dưới cùng được trang trí bằng mô típ hoa, lá, mây cách điệu rất sinh động. ở đây còn kết hợp vẻ đẹp của kiến trúc đá (tầng dưới cùng) và kiến trúc gạch ở 13 tầng trên
Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một sân nhỏ hình vuông có cạnh 8,7m, xung quanh có xây tường bao, mỗi hướng đều có cửa, thành bậc cửa đều có chạm hình tượng rồng bằng đá hoặc dằp hình tượng sấu bằng vôi vữa. Tất cả các hình trang trí két hợp với màu gạch đỏ nhân ánh sáng mặt trời, phản chiếu toả sáng tạo cho tháp có một vẻ đẹp riêng biệt.
Đến ngày nay chùa tháp Phổ Minh vẫn còn tồn tại, và trở thành một di tích nghệ thuật tiêu biểu cho thời Trần.
2.3.2. Tháp Bình Sơn (chùa Vĩnh Khánh, xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Phú Thọ)
Tháp Bình Sơn là một cây tháp đất nung có giá trị nghệ thuật cao, niên đại xây dựng tháp chưa xác định được. Các học giả phương Tây thời Pháp thuộc (tài liệu của Viễn Đông bác cổ ) cho rằng tháp Bình Sơn thuộc nghệ thuật thời Đường thế kỷ IX, X. Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng xếp tháp Bình Sơn vào thời Lý (XI,XII). Theo Giáo sư Chu Quang Trứ khi so sánh tháp Bình Sơn với tháp thời Lý về các yếu tố ngôn ngữ tạo hình thể hiện qua các hình trang trí, hệ thống con sơn… đã cho rằng phong cách nghệ thuật tháp Bình Sơn xa lạ vời thời Lý, nhưng lại rất quen thuộc với nghệ thuật cuối thời Trần, có cả những nét nghệ thuật thời Lê. Do đó Giáo sư đã kết luận rằng niên đại sớm nhất của tháp cũng phải từ thời Trần và muôn hơn tháp Phổ Minh.

Tháp Bình Sơn ( Lập Thạch - Phú Thọ )
Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn đáy, mặt vuông. Đến nay tháp không còn nguyên vẹn, đỉnh tháp bị gãy, chỉ còn 11 tầng, cao 15 m. Cạnh chân tháp là 4,45m. như vậy, nếu ta tính chiều cao theo tỉ lệ tháp Phổ Minh thì tháp Bình Sơn phải cao trên 17m.
Tháp Bình Sơn có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo. Lòng tháp rỗng, vách tháp gồm 2 lớp. Bên trong gồm 2 loại gạch: vuông 22 x 22cm và dại 45 x 22cm. bên ngoài có sự khác nhau giữa phần bệ được xây dựng 6 hàng gạch trơn, các hàng trên có hình trang trí hoa dây, con giống, ô trám. Các tầng tháp đều được ốp bằng gạch nung có trang trí kích thước không đều nhau. Mỗi cạnh đều có lỗ mộng hình thang. Hai lỗ của viên gạch cạnh nhau tạo thành mộng cá. Cách xây dựng với kĩ thuật mộng cá chì là một phương pháp khá độc đáo của ông cha ta. Điều đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ cây tháp được trang trí kín mặt ngoài bằng hệ thống hoa văn phong phú như hình rồng, sư tử , hình vòng sáng nhọn đầu, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây…. Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái.
ở cửa ra vào tầng một có trang trí hình rồng rất gần với rồng thời Lý. Tuy vậy uốn khúc tự nhiên hơn. Đầu rồng không có đầy đủ chi tiết mà rồng Lý đã có. Tháp có màu đỏ của gạch nung già. Trong đất làm gạch có nhiều thành phần, do đó tạo cho tháp có nhiều màu phong phú. Ngày nay cây tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng thêm vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt Cổ.
Trong thời Trần còn có nhiều ngôi chùa khác cũng nổi tiếng: đó là chùa Dâu (Thuận Thành – Bắc Ninh), chùa Bối Khê (Tam Ưng – Thanh Oai – Hà Tây) chùa Thái Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên). Ngoài ra trong kiến trúc tôn giáo thời Trần còn có hệt hống chùa là trung tâm phái Trúc Lâm Tam Tổ ở vùng Yên Tử – Quảng Ninh. Nơi đây ngày nay đã trở thành một di tích văn hoá nổi tiếng thu hút nhiều khách tới tham quan, chiêm ngưỡng tài năng kiến trúc cổ của ông cha ta. Các chùa kể trên đều có bố cục mặt bằng theo kiểu nội công ngoại quốc và đến nay di tích còn lại của thời Trần rất ít. Trong số các ngôi chùa này có hai ngôi chùa thờ Pháp Vân, một trong cụm chùa tứ pháp, một trong thứ tôn giáo thờ các lực lượng thiên nhiên của các cơ dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hai cụm chùa còn lại thờ các tổ của phái thiền Trúc Lâm. Như vậy, bên cạnh tôn giáo đạo phật từ nước ngoài truyền vào, ở thời Trần có một hệ thống Phật giáo mang tinh thần dân gian, dân tộc nghệ thuật rất phát triển. Bên cạnh những ngôi chùa do nhà nước xây dựng như chùa tháp Phổ Minh còn có một hệ thống chùa làng xã hội do dân chúng bỏ tiền ra xây dựng. Những công trình kiến trúc với quy mô vừa phải đã gắn bó với đời sống cộng đồng dân cư, giúp dân chống giặc ngoại xâm, cầu mưa thuận gió hoà cho đời sống nhân dân dễ, dàng thuận lợi.
2.3.3. Tượng ở lăng mộ
Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ ( Hưng Nhân – Thái Bình)
ở thời Trần bên cạnh các lăng vua, còn có lăng một số viên quan đóng góp nhiều cho triều đình, Trần Thủ Độ là một trong số đó. Ông là người mưu lược cao sâu, khi nói về thời Trần mà không nhắc đến Trần Thủ Độ là một thiếu sót lớn.
Lăng của ông được xây dựng từ năm 1264. Theo nhiều tư liệu, ở lăng Trần Thủ Độ có tượng tứ linh cuả trời. Đó là tứ linh chỉ phương hướng, hay nói cách khác đó là bốn vị thần chỉ phương hướng: Bạch Hổ ở Tây; Thanh Long ở phía Đông; Chu Tước ở phía Nam và Huyền Vũ ở phía Bắc.
Trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn trong đã xác nhận ở đây có tượng hổ, tượng chim, dơi và bình phong bằng đá. Tượng hổ là một trong những pho tượng còn nguyên vẹn tới nay.
Tượng hổ có kích thước dài 1,43m cao 0,75m rộng 0,64m và được diễn tả trong tư thế nằm nghỉ ngơi, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao.Các nghệ sỹ thời Trần đã sáng tạo hổvới hình khối đơn giản, chọn lọc, đường nét khoẻ, dứt khoát. Khối đuôi được thể hiện thành khối chữ nhật, đường nét thẳng, sắc đã tạo thế vững chải cho hình tượng hổ. Tựơng không lớn, tuy vậy bằng sự kết hợp tài tình các yếu tố khối, đường nét, dáng…đã tạo vẻ ung dung, đường bệ và hoành tráng cho bức tượng. Cách thể hiện mang đậm tính chất dân tộc và tính cách của con người Việt Nam. Tượng hổ thể hiện sức mạnh, song đó là một sức mạnh tiềm ẩn dưới vẻ ngoài trầm lặng, hiền lành. Bằng dáng vẻ ung dung thư thái, sức mạnh dường như được tăng lên rất nhiều. Điều này càng cho thấy tài năng ông cha ta khi tìm một hình thức phù hợp để biểu hiện ý tưởng sáng tạo một cách sâu sắc nhất. " Ngoài ra cùng với sự trau chuốt, nuột nà của hình khối và đường nét, những đường chải mượt tinh tế của bờm tóc, những đường vằn đều đặn trên ức đóng vai trò của những hoa văn trang trí càng khiến cho cái dũng mãnh của nó trở nên ung dung, đường bệ".

Lăng Trần Hiến Tông được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, ở đây tìm được một số tượng thú như: tượng trâu, tượng chó bằng đá và hai pho tượng quan hầu
Tượng trâu, tượng chó đều được diễn tả trong tư thế nằm, đầu cúi. Toàn thân đặt trên bệ đá gắn thành một khối. Khối và đường nét đều thu gọn trong bố cục hình e – líp hoặc hình chữ nhật ( tượng trâu). Cả hai pho tượgn kích thước đều nhỏ, tượng chó dài 0,54m tượng trâu dài khoảng 1m, hai pho tượng đều thể hiện con vật trong trạng thái tĩnh lặng. Song sự phong phú về đường nét, hình khối đã tăng hình ảnh động cho pho tượng. Hai pho tượng hai cách tạo khối khác nhau nhưng đều chungmột phong cách một tinh thần biểu cảm, đó là sự đơn giản, chân thực, chặt chẽ. Ngay cả việc chọn con trâu, con chó đặt trong lăng vua cũng thể hiện tinh thần và phong cách mỹ thuật thời Trần. Nghệ thuật tạo hình mang theo quan niệm thẩm mỹ dân gian, bộc lộ ngay ở việc chọn nội dung đề tài sáng tác. Đề tài ở lăng Trần thủ Độ mang nặng tính chính thống , tuy cách thể hiện sống động chân thực đơn giản. Còn ở lăng Trần Hiến Tông tính chất dân gian bộc lộ cả nội dung và hình thức thể hiện, ở đây ta bắt gặp cái đẹp khoẻ mạnh, thực thàchats phác, khác hẳn vẻ đẹp mang tính khái quát cao như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ.
Cùng với tượng trâu, tượng chó còn có hai tượng quan hầu, lúc bắt đầu tìm được cả hai pho tượng đều mất đầu. Một trong hai pho tượng hiện còn ( trừ đầu) cao 1,3m. Tượng được tạo ra từ một khối đá hình chữ nhật, tay bó vào thân tạo khối khoẻ, chắc chắn. Nói chung các tượng đều được thể hiện với khối tròn đóng kín, đường nét thẳng, dứt khoát, tượngtrong dáng đứng cân đối vững vàng, bố cục hướng vào điểm trung tâm. Những nếp áo sóng chạy dọc theo tay, thân đã phá vỡ ấn tượng về bề mặt rộng của mảng khối lớn và đó cũng là những nét trang trí chobức tượng. Toàn bộ pho tượng trong thế tĩnh lặng, trang nghiêm rất phù hợp với không khí tĩnh mịch của ngôi mộ.
2.3.4. Một số bức chạm khắc tiêu biểu
Những bức chạm khắc nổi tiêu biểu của thời Trần tập trung ở chùa Thái Lạc (Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên), chùa Bối Khê, chùa Dâu, chùa Hoa Yên…. Đề tại tập trung diễn tả là rồng, phượng, mây, sóng nước, hoa lá, chim muông, tiên dâng hương hoa.
Nhạc công cưỡi phượng chạm trên cốn ở toà thượng điện chùa Thái Lạc
        
Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên nhiều nhạc cụ như sáo, nhị…. Toàn bộ bức chạm sử dụng những đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa mảng người, chim và nền toạ hiểu quả ánh sáng rất sinh động. Hình tượng chim phượng được thể hiện rất to. khoẻ và đơn giản. Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghiệ nhân đã tạo nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu và, các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn. Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục hiện hình tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.


.Bia chùa Hàn ( Xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương)
        Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật, Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh là diềm bia được trang trí hình rồng. Mỗi con rồng bố cục trong hình nửa lá đề được sắp xếp nối tiếp nhau. Chính giữa trán bia chạm một hình mặt trời toả sáng, xung quanh là những bông hoa xen kẽ mô típ cỏ linh chi. Dưới chân là một hàng sóng nước cách điệu cao và gần với phong cách hoa văn sóng nước của thời Lý. Dưới chữ Phật ( ) là một nét ngang đậm như làm bệ cho chữ, tôn sự vững chắc, bề thế cho chữ. Đặc biệt ở hai góc dưới các nghệ nhân đã khắc một bên là lá phướn đang bay trên đầu một chú cò. Bên kia là hình quỷ đội đỉnh đang cháy, bước đi trên con đường gồ ghề. Toàn bộ tác phẩm "chữ" này được bố cục một cách chặt chẽ, song vẫn thoáng và nêu được quan niệm của nhà Phật về thế giới, vũ trụ và cách sống của con người, quan hệ nhân quả ở hiền gặp lành (hoặc ngược lại)…

.Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây )
Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa Thầy được chạm một đê tài rất đặc biệt. ở đây là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm mại bốc lên cao. Đó chính là hai chiếc rìu thố, đầu rìu hình rồng. Chính giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành mô típ hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là 2 nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai. Toàn bộ các hình tượng trên được chạm tren nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la.
Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Tuy vậy để phù hợp với mục tiêu dào tạo của cấp học, phù hợp với chương trình đào tạo nên trong phậm vi bài Mĩ thuật thời Trần , chúng tôi chỉ giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về các mặt kiến trúc, điêu khắc cũng như hội hoạ.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là thời kì Phật giáo phát triển mạnh ở Đại Việt. Tinh thần từ bi, cứu giúp mọi người của đạo Phật phù hợp với tâm lí, khát vong yêu chuộng hoà bình của người Việt. Vì khi đạo Phật vào Việt Nam, số người theo rất đông. Đạo Phật phát triển mạnh nên nghệ thuật Phật giáo cũng có điều kiện phát triển và trở thành loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho mĩ thuật thời Lý, Trần. Mĩ thuật thời Lý và thời Trần có chung một nội dung. Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ sở, nền móng đã có từ thời Lý. Tuy vậy do điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn đến quan niệm thẩm mỹ khác nhau. Nếu mĩ thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, đường nét trau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật thời Trần lại chuyển sang hướng hiện thực, cách tạo hình đơn giản, khái quát và khoẻ khoắn hơn. Hai tính chất tôn giáo và chính thông kết hợp nhuần nhuyễn trong mĩ thuật thời Lý. Sang thời Trần, mĩ thuật mang tính dân gian rõ nét hơn. Tuy vậy, xét trong tổng thể của các loại hình nghệ thuật thời Lý và thời Trần thì mĩ thuật Phật giáo là tiêu biểu cho hai thời kỳ Lý, Trần. Cùng với sự phát triển đi lên của nhà nước phong kiến độc lập, tự chủ, nền mĩ thuật mang đậm tinh thần dân tộc ngày một rõ nét và tạo đà cho mĩ thuật Việt Nam sau này.
Mỹ thuật thời Trần đã có những thành tựu về mặt kiến trúc , điêu khắc và hội hoạ . Qua mỹ thuật thời Trần đã làm cho con cháu cảm nhận được giá trị và phong cách nghệ thuật của cha ông xưa . Thời kỳ sau tiếp thu kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước và phát triển phù hợp với điều kiện xã hội đương thời ./.